Phiếu xác nhận kết quả giao dịch in từ hệ thống giao dịch công cụ nợ có được dùng làm căn cứ pháp lý để đối chiếu khi phát sinh tranh chấp không?
- Hệ thống giao dịch công cụ nợ là gì?
- Phiếu xác nhận kết quả giao dịch in từ hệ thống giao dịch công cụ nợ có được dùng làm căn cứ pháp lý để đối chiếu khi phát sinh tranh chấp không?
- Thành viên giao dịch bình thường có được sử dụng hệ thống giao dịch công cụ nợ và các dịch vụ do Sở Giao dịch Chứng khoán cung cấp không?
Hệ thống giao dịch công cụ nợ là gì?
Hệ thống giao dịch công cụ nợ được giải thích tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 30/2019/TT-BTC như sau:
Hệ thống giao dịch công cụ nợ (sau đây gọi tắt là hệ thống giao dịch) là hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
Hệ thống giao dịch cho phép nhận, chuyển, sửa, ghi nhận, theo dõi, kết xuất dữ liệu phục vụ việc thực hiện giao dịch công cụ nợ.
Hệ thống giao dịch công cụ nợ (Hình từ Internet)
Phiếu xác nhận kết quả giao dịch in từ hệ thống giao dịch công cụ nợ có được dùng làm căn cứ pháp lý để đối chiếu khi phát sinh tranh chấp không?
Phiếu xác nhận kết quả giao dịch in từ hệ thống giao dịch công cụ nợ có được dùng làm căn cứ pháp lý để đối chiếu khi phát sinh tranh chấp không, thì theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 30/2019/TT-BTC như sau:
Giao dịch công cụ nợ của thành viên giao dịch
1. Giao dịch công cụ nợ niêm yết được thực hiện bởi thành viên giao dịch thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán.
2. Phiếu xác nhận kết quả giao dịch in từ hệ thống giao dịch được lưu trữ bởi thành viên giao dịch sử dụng làm căn cứ pháp lý phục vụ công tác báo cáo, kiểm tra, đối chiếu giao dịch khi phát sinh tranh chấp.
3. Đối với giao dịch môi giới:
a) Thành viên giao dịch phải ký hợp đồng bằng văn bản khi mở tài khoản giao dịch công cụ nợ cho khách hàng;
b) Thành viên giao dịch phải thống nhất và công khai hình thức tiếp nhận, xử lý giao dịch công cụ nợ của khách hàng tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch. Kết quả thực hiện giao dịch phải được thông báo cho khách hàng ngay sau khi giao dịch được thực hiện theo đúng hình thức đã thỏa thuận với khách hàng. Thành viên giao dịch phải gửi sao kê tài khoản tiền và công cụ nợ hàng tháng khi có yêu cầu từ khách hàng;
c) Thành viên giao dịch có nghĩa vụ đăng ký tài khoản trao đổi thông tin cho khách hàng trên hệ thống giao dịch công cụ nợ trên Internet nhằm giúp khách hàng trao đổi tin tức, thông tin liên quan tới giao dịch trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán với các đại diện giao dịch, cơ quan quản lý, điều hành thị trường khi có yêu cầu từ phía khách hàng;
d) Thành viên giao dịch phải ưu tiên thực hiện lệnh môi giới cho khách hàng trước lệnh tự doanh của thành viên giao dịch với mức giá thực hiện tốt nhất có thể trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán. Mức giá thực hiện tốt nhất có thể là mức giá theo yêu cầu khách hàng hoặc tốt hơn mức giá theo yêu cầu của khách hàng;
đ) Thành viên giao dịch phải lưu trữ, bảo mật tài khoản và hồ sơ giao dịch công cụ nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật;
e) Thành viên giao dịch có nghĩa vụ cung cấp những thông tin liên quan đến tài khoản của khách hàng nhằm mục đích quản lý, giám sát, thanh tra theo yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Thành viên giao dịch phải đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng khi tham gia giao dịch đúng thời hạn quy định.
Theo đó, phiếu xác nhận kết quả giao dịch in từ hệ thống giao dịch công cụ nợ được dùng làm căn cứ pháp lý để đối chiếu khi phát sinh tranh chấp.
Thành viên giao dịch bình thường có được sử dụng hệ thống giao dịch công cụ nợ và các dịch vụ do Sở Giao dịch Chứng khoán cung cấp không?
Thành viên giao dịch bình thường có được sử dụng hệ thống giao dịch công cụ nợ và các dịch vụ do Sở Giao dịch Chứng khoán cung cấp không, thì theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 30/2019/TT-BTC như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch
1. Quyền của thành viên giao dịch
a) Thành viên giao dịch thông thường và thành viên giao dịch đặc biệt có các quyền sau:
- Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do Sở Giao dịch Chứng khoán cung cấp;
- Sử dụng các thông tin khai thác từ hệ thống thông tin thị trường trái phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của thành viên giao dịch, nhưng không được sử dụng thông tin và dữ liệu khai thác từ hệ thống này để bán lại cho bên thứ ba;
- Rút khỏi tư cách thành viên giao dịch sau khi được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận.
b) Ngoài các quyền quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thành viên giao dịch thông thường có các quyền sau:
- Thực hiện giao dịch tự doanh trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán;
- Cung cấp dịch vụ môi giới công cụ nợ cho khách hàng;
- Thu giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.
c) Ngoài các quyền quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thành viên giao dịch đặc biệt có quyền mua, bán công cụ nợ cho chính mình trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán.
...
Như vậy, thành viên giao dịch bình thường có những quyền được quy định như trên và trong đó có quyền được sử dụng hệ thống giao dịch công cụ nợ và các dịch vụ do Sở Giao dịch Chứng khoán cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?