Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự có giá trị bao lâu kể từ khi Hội đồng khám sức khỏe ra kết luận về tình trạng sức khỏe?
Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự có giá trị bao lâu kể từ khi Hội đồng khám sức khỏe ra kết luận về tình trạng sức khỏe?
Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 11 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định về nội dung phiếu sức khỏe và điều kiện có giá trị của phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
"Điều 11. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Nội dung phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Phần I - Sơ yếu lý lịch và tiền sử bệnh tật:
- Phần sơ yếu lý lịch do Ban chỉ huy quân sự xã ghi;
- Tiền sử bệnh tật: do Trạm y tế xã ghi và chịu trách nhiệm.
b) Phần II - Khám sức khỏe: do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện ghi ở nửa bên trái và Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị quân đội ghi ở nửa bên phải.
[...]
3. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự chỉ có giá trị khi:
a) Theo đúng mẫu quy định;
b) Viết bằng bút mực hoặc bút bi, không được viết bằng bút chì;
c) Chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt;
d) Ghi đầy đủ các nội dung quy định trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
đ) Không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có kết luận về tình trạng sức khỏe, trừ trường hợp có diễn biến đặc biệt về sức khỏe."
Theo đó, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự chỉ có giá trị không quá 06 tháng kể từ ngày Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có kết luận về tình trạng sức khỏe, trừ trường hợp có diễn biến đặc biệt về sức khỏe.
Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Hình từ Internet)
Công dân sau khi khám sức khỏe được quyền tự quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của mình hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định về quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
"Điều 11. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
[...]
2. Quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Khi chưa nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý;
b) Khi công dân nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự được giao cho đơn vị nhận quân, quản lý tại quân y tuyến trung đoàn và tương đương;
c) Ra quân, bàn giao lại Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý."
Như vậy, phiếu sức khỏe của công dân tùy vào từng giai đoạn sẽ do các cơ quan khác nhau quản lý, cụ thể:
- Khi chưa nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý;
- Khi công dân nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự được giao cho đơn vị nhận quân, quản lý tại quân y tuyến trung đoàn và tương đương;
- Ra quân, bàn giao lại Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý.
Theo đó, công dân không thể tự quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của mình.
Ai có thẩm quyền ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định về nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cụ thể như sau:
"Điều 6. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
[...]
d) Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Chủ tịch Hội đồng:
+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;
+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;
+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;
+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;
+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện."
Theo đó, thẩm quyền ký phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự thuộc về Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những nội dung liên quan đến phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm: nội dung phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự, điều kiện có giá trị của phiếu sức khỏe, trách nhiệm quản lý phiếu sức khỏe và đối tượng có thẩm quyền ký phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?