Phiếu đánh giá xếp loại viên chức ngành y tế mới nhất? Hướng dẫn cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức ngành y tế?
Phiếu đánh giá xếp loại viên chức ngành y tế mới nhất?
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại viên chức ngành y tế sử dụng là Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP, có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu phiếu đánh giá xếp loại viên chức ngành y tế
Phiếu đánh giá viên chức ngành y tế mới nhất? Hướng dẫn cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức ngành y tế? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức ngành y tế?
Có thể tham khảo cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức ngành y tế dưới đây:
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC
Năm...........
Họ và tên: .......
Chức danh nghề nghiệp: .......
Đơn vị công tác: Bệnh viện ......
I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Chính trị tư tưởng:
- Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;
- Luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, Nghị quyết, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, của nhà trường, của ngành giáo dục. Luôn thực hiện phương châm "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật".
- Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức;
- Nhận thức và vận dụng đúng đắn chủ trương, Nghị quyết của chi bộ, chính sách, Pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. Luôn luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao.
- Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân;
- Có tinh thần đấu tranh bảo vệ cương lĩnh, điều lệ, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.
- Luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên tham dự các cuộc tập huấn của nhà trường, của ngành tổ chức, đồng thời luôn có ý kiến để xây dựng, rút kinh nghiệm và bàn bạc đưa ra phương hướng phát triển giáo dục ở địa phương
2. Đạo đức, lối sống:
- Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiem tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
- Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt.
- Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi
- Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
3. Tác phong, lề lối làm việc:
- Có tinh thần, trách nhiệm với công việc, năng động, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, công việc;
- Có tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện công việc;
- Có thái độ phù hợp, đúng mực, thân thiện, hợp tác.
4. Ý thức tổ chức kỷ luật:
- Chấp hành sự phân công của tổ chức;
- Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
- Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định;
- Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.
5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ.
6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp): thái độ hòa đồng, ôn hòa,nhiệt tình.
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ
7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách: ………………………………………………………………………………
8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:…………………………………………………
9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:…………………………….……………………
II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG
1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Kiên định lập trường, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Luôn thực hiện đúng chủ trương, quan điểm, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
+ Tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
+Tự giác chấp hành chế độ học tập các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của nhà nước để không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn.
+ Nêu cao tinh thần phẩm chất, đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lối sống trong sáng, lành mạnh, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè và đồng nghiệp.
+ Luôn gương mẫu nêu cao vai trò của người đảng viên, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình.
+ Chấp hành tốt và thực hiện tiết kiệm trong các hoạt động công tác thường xuyên; Luôn đấu tranh chống tham ô, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác, không vi phạm những điều đảng viên không được làm.
- Nhược điểm:
+ Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân trong các cuộc họp.
+ Về bản thân chưa nhạy bén trong các mối quan hệ xã hội.
+ Bản thân còn chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình. Chưa mạnh dạng đấu tranh.
+ Chưa có kế hoạch phối hợp với nhà trường để xây dựng quy chế hoạt động Website của trường
2. Tự xếp loại chất lượng: Hoàn thành nhiệm vụ
Lưu ý: Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng viên chức ngành y tế hàng năm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức
1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
2. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
...
Theo đó, việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được thực hiện theo từng năm công tác và được tiến hành trước ngày 15/12.
Đối với viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng.
rường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
Kết quả đánh giá từ phiếu đánh giá xếp loại viên chức được dùng để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 90/2020/NĐ-CP như sau:
Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?