Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển có gì khác nhau?
- Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển có gì khác nhau?
- Người sử dụng lao động áp đặt thời gian phiên làm việc dài hơn quy định pháp luật thì bị xử phạt như thế nào?
- Công trình dầu khí trên biển nơi mà người lao động làm việc được hiểu là công trình như thế nào?
Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển có gì khác nhau?
Phiên làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động được tính liên tục từ khi có mặt đến khi rời khỏi công trình dầu khí trên biển, không bao gồm thời gian đi đường. (khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BCT)
Phiên làm việc của người lao động thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2023/TT-BCT như sau:
Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên
Người lao động làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:
a. Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b. Phiên làm việc tối đa là 28 ngày.
Theo đó, người lao động thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển có phiên làm việc tối đa là 28 ngày.
Còn đối với phiên làm việc của người lao động không thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT như sau:
Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên
...
2. Người lao động làm việc không thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:
a. Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b. Phiên làm việc tối đa là 45 ngày.
...
Theo đó, người lao động không thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển có phiên làm việc tối đa là 45 ngày.
Như vậy, thời gian phiên làm việc của người lao động thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển sẽ khác nhau.
Phiên làm việc của người lao động không thường xuyên có thể dài hơn phiên làm việc của người lao động thường xuyên.
Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển có gì khác nhau? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động áp đặt thời gian phiên làm việc dài hơn quy định pháp luật thì bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi vi phạm, đối với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp đôi mức phạt áp dụng đối với cá nhân. (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Công trình dầu khí trên biển nơi mà người lao động làm việc được hiểu là công trình như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BCT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình dầu khí trên biển là một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: giàn khoan dầu khí, giàn khai thác, giàn chế biến, xử lý, phân phối dầu khí, giàn phụ trợ, giàn bơm ép nước, tàu phục vụ dầu khí, kho chứa, kho chứa nổi, hệ thống đường ống và tổ hợp các phương tiện máy móc, thiết bị có liên quan, các kết cấu công trình được chế tạo, xây dựng, chôn ngầm và lắp đặt cố định hoặc tạm thời trên vùng biển Việt Nam.
2. Phiên làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động được tính liên tục từ khi có mặt đến khi rời khỏi công trình dầu khí trên biển, không bao gồm thời gian đi đường.
3. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm: thời giờ làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
Như vậy, công trình dầu khí trên biển nơi mà người lao động làm việc được hiểu là công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau:
- Giàn khoan dầu khí,
- Giàn khai thác,
- Giàn chế biến, xử lý, phân phối dầu khí,
- Giàn phụ trợ,
- Giàn bơm ép nước, tàu phục vụ dầu khí,
- Kho chứa, kho chứa nổi,
- Hệ thống đường ống và tổ hợp các phương tiện máy móc, thiết bị có liên quan,
- Các kết cấu công trình được chế tạo, xây dựng, chôn ngầm và lắp đặt cố định hoặc tạm thời trên vùng biển Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?