Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia được coi là hợp lệ khi có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự?
- Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia được coi là hợp lệ khi có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự?
- Thẩm quyền phân công trách nhiệm cho thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia thuộc về ai?
- Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước được quy định ra sao?
Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia được coi là hợp lệ khi có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định nhà nước
...
4. Hội đồng thẩm định nhà nước có các quyền hạn sau:
a) Xem xét, quyết định các vấn đề về nội dung, chương trình và kế hoạch công tác của Hội đồng và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia;
b) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư cung cấp các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia, thanh toán các chi phí thẩm tra, thẩm định theo dự toán và tiến độ thực hiện công việc thẩm định đã được phê duyệt;
c) Yêu cầu nhà thầu tư vấn (hoặc cơ quan có liên quan) cung cấp các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm tra, thẩm định dự án quan trọng quốc gia.
5. Hội đồng thẩm định nhà nước làm việc theo chế độ tập thể dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền). Các ý kiến kết luận được thống nhất theo nguyên tắc đa số. Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là bằng nhau và đạt 50% số thành viên Hội đồng (bao gồm cả số có mặt tại phiên họp và số biểu quyết bằng văn bản gửi đến Hội đồng), vấn đề được thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.
Kết luận cuối cùng thông qua các nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua. Ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước được thực hiện bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc bằng văn bản gửi đến Hội đồng thẩm định nhà nước.
Chiếu theo quy định này thì phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền).
Cũng theo quy định này thì các ý kiến kết luận trong phiên họp được thống nhất theo nguyên tắc đa số.
Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là bằng nhau và đạt 50% số thành viên Hội đồng (bao gồm cả số có mặt tại phiên họp và số biểu quyết bằng văn bản gửi đến Hội đồng), vấn đề được thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.
Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia được coi là hợp lệ khi có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự? (hình từ Internet)
Thẩm quyền phân công trách nhiệm cho thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia thuộc về ai?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
1. Xem xét phê duyệt kế hoạch thẩm định sau khi Hội đồng thẩm định nhà nước có ý kiến, quyết định triệu tập các cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ trì các phiên họp; phân công trách nhiệm Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước.
2. Quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành theo yêu cầu công việc đối với từng dự án quan trọng quốc gia.
3. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước có thể ủy quyền một Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc báo cáo trước Chính phủ một số nội dung hoặc công việc do Phó Chủ tịch Hội đồng trực tiếp phụ trách.
4. Quyết định việc thuê và lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.
Theo đó, thẩm quyền phân công trách nhiệm cho thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia thuộc về ai Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước.
Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước được quy định ra sao?
Tại Điều 7 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án quan trọng quốc gia như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước
1. Xem xét có ý kiến về các nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia liên quan đến các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan và địa phương do mình phụ trách và về những vấn đề chung của dự án quan trọng quốc gia theo kế hoạch thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
2. Huy động nhân lực, phương tiện làm việc, cơ sở nghiên cứu thuộc quyền quản lý của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng thẩm định nhà nước, trao đổi đóng góp ý kiến về các nội dung xem xét, thẩm định và biểu quyết các kết luận của Hội đồng thẩm định nhà nước. Trường hợp đặc biệt không thể tham dự cuộc họp, thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước phải ủy quyền người đại diện có thẩm quyền tham dự cuộc họp của Hội đồng và phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung được lấy ý kiến.
4. Chịu trách nhiệm về các ý kiến thẩm định và biểu quyết của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?