Phiên họp giải quyết khiếu nại quyết định Tòa án được diễn ra như thế nào? Có thể khiếu nại những quyết định nào của Tòa án?
Có thể khiếu nại những quyết định nào của Tòa án?
Có thể khiếu nại những quyết định theo Điều 30 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/02/2023) như sau:
- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.
- Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Quyết định về việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Quyết định về việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
- Quyết định buộc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trước đây, căn cứ Điều 29 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực từ ngày 01/02/2023) quy định về các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại như sau:
Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
1. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
4. Quyết định về việc hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Quyết định về việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
Như vậy, việc khiếu nại quyết định Tòa án có thể thực hiện đối với các quyết định như:
- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Quyết định về việc hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Quyết định về việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại.
Phiên họp giải quyết khiếu nại quyết định Tòa án được diễn ra như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 35 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/02/2023) như sau:
Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
1. Các quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 21 của Pháp lệnh này được thực hiện tại phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án.
2. Trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp tiến hành các công việc sau đây:
a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp, nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do và báo cáo Thẩm phán để xem xét tiếp tục tiến hành phiên họp hoặc hoãn phiên họp;
b) Phổ biến nội quy phiên họp.
3. Thủ tục phiên họp được tiến hành như sau:
a) Thẩm phán tuyên bố khai mạc phiên họp;
b) Thẩm phán phải giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp. Trường hợp có yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp thì Thẩm phán phải xem xét; nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này thì tạm dừng phiên họp và báo cáo Chánh án Tòa án xem xét, quyết định. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán thì hoãn phiên họp, thay đổi Thư ký phiên họp mà không có Thư ký khác thay thế thì hoãn phiên họp. Việc hoãn phiên họp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Pháp lệnh này;
c) Người khiếu nại trình bày nội dung khiếu nại; người kiến nghị hoặc người được ủy quyền trình bày nội dung kiến nghị; Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị;
d) Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của họ (nếu có) hình bày ý kiến về nội dung kiến nghị, kháng nghị; người đề nghị hoặc người được ủy quyền trình bày ý kiến về nội dung khiếu nại, kháng nghị;
đ) Người giám định, chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị đề nghị làm việc, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và những người khác tham gia phiên họp trình bày ý kiến để làm rõ các vấn đề có liên quan. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia phiên họp trình bày ý kiến về bảo vệ trẻ em;
e) Thẩm phán hỏi người khiếu nại, người kiến nghị, Kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị và những người khác tham gia phiên họp để làm rõ các vấn đề có liên quan đến nội dung khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;
g) Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của họ (nếu có) tranh luận các vấn đề có liên quan với người kiến nghị, Kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị đề nghị. Việc tranh luận được tiến hành theo sự điều hành của Thẩm phán. Người tham gia tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của người khác. Thẩm phán tiến hành phiên họp không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho họ tranh luận, trình bày hết ý kiến; có quyền yêu cầu dừng những ý kiến không liên quan đến vụ việc hoặc ý kiến lặp lại;
h) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Pháp lệnh này.
...
Như vậy, thủ tục phiên họp được tiến hành theo quy định tại khoản 3 nêu trên.
Trước đây, căn cứ Điều 34 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực từ ngày 01/02/2023) quy định về việc phiên họp giải quyết khiếu nại quyết định của Tòa án như sau:
Trình tự tiến hành phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
1. Trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp tiến hành các công việc sau đây:
a) Phổ biến nội quy phiên họp;
b) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập, nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do và báo cáo Thẩm phán để xem xét tiếp tục tiến hành phiên họp hoặc hoãn phiên họp.
2. Thủ tục phiên họp được tiến hành như sau:
a) Thẩm phán tuyên bố khai mạc phiên họp;
b) Thẩm phán phải giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp. Trường hợp có yêu cầu thay đổi Thẩm phán thì Thẩm phán phải xem xét; nếu có căn cứ thì tạm dừng phiên họp và báo cáo Chánh án Tòa án xem xét, quyết định. Nếu phải thay đổi Thẩm phán mà không có Thẩm phán khác thay thế thì phải hoãn phiên họp. Việc hoãn phiên họp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Pháp lệnh này;
c) Người khiếu nại, người đại diện hợp pháp của họ trình bày nội dung khiếu nại; đại diện cơ quan đề nghị trình bày nội dung kiến nghị; Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị;
d) Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến, tranh luận với đại diện cơ quan kiến nghị, kháng nghị về vấn đề có liên quan;
đ) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong việc xem xét khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;
e) Thẩm phán công bố một trong các quyết định quy định tại Điều 35 của Pháp lệnh này.
Theo đó, trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp tiến hành pPhổ biến nội quy phiên họp và kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập, nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do và báo cáo Thẩm phán để xem xét tiếp tục tiến hành phiên họp hoặc hoãn phiên họp.
Thẩm phán sẽ tuyên bố khai mạc phiên họp và giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp. Trường hợp có yêu cầu thay đổi Thẩm phán thì Thẩm phán phải xem xét; nếu có căn cứ thì tạm dừng phiên họp và báo cáo Chánh án Tòa án xem xét, quyết định.
Người khiếu nại, người đại diện hợp pháp của họ trình bày nội dung khiếu nại. Sau đó người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về vấn đề có liên quan.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong việc xem xét khiếu nại. Thẩm phán căn cứ vào diễn biến trong phiên họp mà ra quyết định về việc khiếu nại quyết định Tòa án.
Phiên họp giải quyết khiếu nại quyết định Tòa án được diễn ra như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định Tòa án có hiệu lực trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ khi ban hành?
Căn cứ theo Điều 37 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/02/2023) như sau:
Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
1. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có các nội dung chính sau đây:
a) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Họ và tên Thẩm phán, Thư ký phiên họp;
d) Họ và tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp;
đ) Họ và tên người bị đề nghị, người khiếu nại; họ và tên, chức vụ, tên cơ quan của người kiến nghị, họ và tên người được ủy quyền (nếu có); tên Viện kiểm sát kháng nghị;
e) Nội dung khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;
g) Lý do, căn cứ và nội dung của việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;
h) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành quyết định;
i) Hiệu lực của quyết định;
k) Nơi nhận quyết định.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có hiệu lực ngay.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định, Tòa án phải gửi quyết định cho những người được quy định tại khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kháng nghị, người đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị và các tài liệu, văn bản do Tòa án thu thập, ban hành trong Quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị phải được đánh số bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực ngay.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định, Tòa án phải gửi quyết định cho các bên liên quan.
Trước đây, căn cứ Điều 36 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực từ ngày 01/02/2023) quy định về việc quyết định giải quyết khiếu nại Tòa án như sau:
Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
1. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có các nội dung chính sau đây:
a) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;
b) Tên Tòa án ra quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;
c) Họ và tên Thẩm phán, Thư ký phiên họp;
d) Họ và tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp;
đ) Họ và tên người khiếu nại;
e) Tên cơ quan kiến nghị, Viện kiểm sát kháng nghị;
g) Nội dung khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;
h) Lý do, căn cứ và nội dung của việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;
i) Hiệu lực của quyết định;
k) Nơi nhận quyết định.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành ngay.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định, Tòa án phải gửi cho những người được quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh này và Tòa án đã ra quyết định bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị và các tài liệu, văn bản do Tòa án thu thập, ban hành trong quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị phải được đánh số bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Từ quy định trên thì quyết định giải quyết khiếu nại Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành ngay.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định, Tòa án phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho các bên có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?