Phiên họp của Bộ Chính trị có thuộc đối tượng cảnh vệ không? Nếu có thì Phiên họp được áp dụng biện pháp cảnh vệ nào?
Phiên họp của Bộ Chính trị có thuộc đối tượng cảnh vệ không?
Việc Phiên họp của Bộ Chính trị có thuộc đối tượng cảnh vệ không, theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 như sau:
Đối tượng cảnh vệ
...
4. Sự kiện đặc biệt quan trọng bao gồm:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng;
b) Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
c) Kỳ họp của Quốc hội;
d) Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
đ) Hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Nhà nước tổ chức; đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương tổ chức; hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam có đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều này tham dự hoặc chủ trì hội nghị.
...
Theo đó, Phiên họp của Bộ Chính trị là một trong những sự kiện đặc biệt quan trọng thuộc đối tượng cảnh vệ.
Phiên họp của Bộ Chính trị có thuộc đối tượng cảnh vệ không? Nếu có thì Phiên họp được áp dụng biện pháp cảnh vệ nào? (Hình từ Internet)
Phiên họp của Bộ Chính trị được áp dụng biện pháp cảnh vệ nào?
Những biện pháp cảnh vệ được áp dụng đối với Phiên họp của Bộ Chính trị quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Cảnh vệ 2017 như sau:
Biện pháp cảnh vệ đối với sự kiện đặc biệt quan trọng
1. Căn cứ quy mô, tính chất, địa điểm và tình hình an ninh, trật tự tại thời điểm tổ chức sự kiện, đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này được áp dụng một hoặc các biện pháp cảnh vệ sau đây:
a) Tuần tra, canh gác khu vực, địa điểm tổ chức;
b) Tạm đình chỉ các hoạt động giao thông trong khu vực, địa điểm tổ chức;
c) Kiểm tra an ninh, kiểm soát người, đồ vật, phương tiện ra, vào khu vực, địa điểm tổ chức;
d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
...
Theo quy định trên, căn cứ quy mô, tính chất, địa điểm và tình hình an ninh, trật tự tại thời điểm tổ chức Phiên họp của Bộ Chính trị mà Phiên họp được áp dụng một hoặc các biện pháp cảnh vệ sau:
- Tuần tra, canh gác khu vực, địa điểm tổ chức.
- Tạm đình chỉ các hoạt động giao thông trong khu vực, địa điểm tổ chức.
- Kiểm tra an ninh, kiểm soát người, đồ vật, phương tiện ra, vào khu vực, địa điểm tổ chức.
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
Chiến sĩ cảnh vệ canh gác tại Phiên họp của Bộ Chính trị được hưởng mức phụ cấp đặc thù thế nào?
Mức phụ cấp đặc thù đối với chiến sĩ cảnh vệ canh gác tại Phiên họp của Bộ Chính trị được quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2018/NĐ-CP như sau:
Phụ cấp đặc thù
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được hưởng phụ cấp đặc thù từ 15% đến 30% tính trên mức lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng ngoài các chế độ phụ cấp khác (nếu có), cụ thể như sau:
1. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Bảo vệ tiếp cận; bảo vệ khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc, khu vực trọng yếu, sự kiện đặc biệt quan trọng;
b) Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy;
c) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Trung úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Trung úy trở xuống; chiến sĩ hưởng phụ cấp cấp bậc hàm.
2. Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Lái xe bảo vệ tiếp cận, lái xe nghiệp vụ, dẫn đường, hộ tống; kiểm tra chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ hoặc vật nguy hiểm khác, kiểm nghiệm độc chất; tác chiến; trinh sát; thông tin phục vụ công tác bảo vệ; đặc nhiệm; cơ động;
b) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
b) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Thiếu tá hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thiếu tá trở lên; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
4. Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ không thuộc đối tượng quy định tài khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, chiến sĩ cảnh vệ canh gác tại Phiên họp của Bộ Chính trị được hưởng mức phụ cấp đặc thù là 30% tính trên mức lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng ngoài các chế độ phụ cấp khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?