Phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ chấm dứt trong trường hợp nào?
- Thành viên tham gia hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có những quyền lợi gì?
- Ngoài theo yêu cầu của thành viên tham gia hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán thì phiên hòa giải được hoãn khi nào?
- Phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ chấm dứt trong trường hợp nào?
Thành viên tham gia hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có những quyền lợi gì?
Phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 7 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia hòa giải
1. Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu hoãn hoặc chấm dứt hòa giải.
2. Trực tiếp hoặc cử người đại diện hợp pháp tham gia phiên hòa giải.
3. Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.
4. Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ việc; cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ có liên quan.
5. Tôn trọng Hội đồng hòa giải, quyền của các bên có liên quan.
6. Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải.
Theo đó, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam tham gia hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán có những quyền lợi sau:
- Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu hoãn hoặc chấm dứt hòa giải.
- Trực tiếp hoặc cử người đại diện hợp pháp tham gia phiên hòa giải.
- Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.
Ngoài ra, thành viên tham gia hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán còn có nghĩa vụ:
- Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ việc; cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ có liên quan.
- Tôn trọng Hội đồng hòa giải, quyền của các bên có liên quan.
- Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải.
Ngoài theo yêu cầu của thành viên tham gia hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán thì phiên hòa giải được hoãn khi nào?
Theo Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Hoãn phiên hòa giải
1. Phiên hòa giải được hoãn khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Một trong các thành viên được thông báo vắng mặt. Trường hợp vắng mặt lần thứ hai mà không vì sự kiện bất khả kháng thì chấm dứt hòa giải;
b) Khi một hoặc các thành viên không thể tham dự phiên hòa giải vì lý do bất khả kháng hoặc tại phiên hòa giải người được đại diện cho thành viên không đúng theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Quy định này;
c) Theo yêu cầu của các thành viên tham gia phiên hòa giải.
2. Khi hoãn phiên hòa giải, Sở GDCK Việt Nam thông báo cho các thành viên tham gia phiên hòa giải.
3. Thời gian hoãn phiên hòa giải do Sở GDCK Việt Nam quyết định và không quá 07 làm việc kể từ ngày ra thông báo hoãn phiên hòa giải.
Căn cứ quy định trên thì ngoài theo yêu cầu của thành viên tham gia hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán thì phiên hòa giải được hoãn khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Một trong các thành viên được thông báo vắng mặt. Trường hợp vắng mặt lần thứ hai mà không vì sự kiện bất khả kháng thì chấm dứt hòa giải;
- Khi một hoặc các thành viên không thể tham dự phiên hòa giải vì lý do bất khả kháng hoặc tại phiên hòa giải người được đại diện cho thành viên không phải là người theo pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thành viên.
Phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ chấm dứt trong trường hợp nào?
Theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Chấm dứt hòa giải
Việc hòa giải chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Một hoặc các thành viên không đồng ý tiếp tục hòa giải hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo về việc hòa giải.
2. Các thành viên tự hòa giải hoặc thống nhất với các phương án do Hội đồng hòa giải đề xuất.
3. Các thành viên không đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch.
4. Khi một trong các thành viên nộp hồ sơ khởi kiện vụ việc ra tòa án hoặc đang trong quá trình giải quyết của tòa án hoặc yêu cầu một cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận và xử lý.
Theo đó, phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Một hoặc các thành viên không đồng ý tiếp tục hòa giải hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo về việc hòa giải.
- Các thành viên tự hòa giải hoặc thống nhất với các phương án do Hội đồng hòa giải đề xuất.
- Các thành viên không đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch.
- Khi một trong các thành viên nộp hồ sơ khởi kiện vụ việc ra tòa án hoặc đang trong quá trình giải quyết của tòa án hoặc yêu cầu một cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận và xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?