Phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của SGDCK Việt Nam hoãn trong trường hợp nào? Thời gian hoãn phiên hòa giải?
- Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của SGDCK Việt Nam được thành lập khi nào?
- Phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của SGDCK Việt Nam hoãn trong trường hợp nào? Thời gian hoãn phiên hòa giải?
- Ngôn ngữ sử dụng trong hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của SGDCK Việt Nam là gì?
Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của SGDCK Việt Nam được thành lập khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Thành lập Hội đồng hòa giải
1. Hội đồng hòa giải do Tổng Giám đốc Sở GDCK Việt Nam quyết định thành lập khi phát sinh vụ việc hòa giải. Hội đồng hòa giải tự động giải thể sau khi chấm dứt hòa giải.
2. Trình tự thành lập Hội đồng hòa giải được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam được thành lập khi phát sinh vụ việc hòa giải và tự động giải thể sau khi chấm dứt hòa giải.
Lưu ý: Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam được quy định tại Điều 6 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
- Trao đổi, thảo luận các giải pháp để tiến hành hòa giải.
- Tôn trọng thỏa thuận của các thành viên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
- Hội đồng Hòa giải không được có quyền lợi hay lợi ích liên quan tới các thành viên tranh chấp.
Phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của SGDCK Việt Nam hoãn trong trường hợp nào? Thời gian hoãn phiên hòa giải? (Hình từ Internet)
Phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của SGDCK Việt Nam hoãn trong trường hợp nào? Thời gian hoãn phiên hòa giải?
Căn cứ vào Điều 12 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 có quy định như sau:
Hoãn phiên hòa giải
1. Phiên hòa giải được hoãn khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Một trong các thành viên được thông báo vắng mặt. Trường hợp vắng mặt lần thứ hai mà không vì sự kiện bất khả kháng thì chấm dứt hòa giải;
b) Khi một hoặc các thành viên không thể tham dự phiên hòa giải vì lý do bất khả kháng hoặc tại phiên hòa giải người được đại diện cho thành viên không đúng theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Quy định này;
c) Theo yêu cầu của các thành viên tham gia phiên hòa giải.
2. Khi hoãn phiên hòa giải, Sở GDCK Việt Nam thông báo cho các thành viên tham gia phiên hòa giải.
3. Thời gian hoãn phiên hòa giải do Sở GDCK Việt Nam quyết định và không quá 07 làm việc kể từ ngày ra thông báo hoãn phiên hòa giải.
Như vậy, phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam hoãn trong trường hợp sau đây:
- Một trong các thành viên được thông báo vắng mặt. Trường hợp vắng mặt lần thứ hai mà không vì sự kiện bất khả kháng thì chấm dứt hòa giải;
- Khi một hoặc các thành viên không thể tham dự phiên hòa giải vì lý do bất khả kháng hoặc tại phiên hòa giải người được đại diện cho thành viên không đúng theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022;
- Theo yêu cầu của các thành viên tham gia phiên hòa giải.
Theo đó, thời gian hoãn phiên hòa giải giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam do Sở GDCK Việt Nam quyết định nhưng không quá 07 làm việc kể từ ngày ra thông báo hoãn phiên hòa giải.
Ngôn ngữ sử dụng trong hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của SGDCK Việt Nam là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Nguyên tắc hòa giải
Việc hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc sau:
1. Khách quan, công bằng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, lợi ích chung và tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Việc hòa giải là tự nguyện và bất cứ thành viên nào cũng có thể rút khỏi quá trình hòa giải vào bất kỳ thời điểm nào trước khi ký biên bản hòa giải bằng cách thông báo bằng văn bản cho Sở GDCK Việt Nam và các thành viên tham gia hòa giải.
3. Sở GDCK Việt Nam thành lập Hội đồng hòa giải để làm trung gian hòa giải. Hội đồng hòa giải có vai trò trung lập, thúc đẩy quá trình hòa giải và không có thẩm quyền ra quyết định về vấn đề hòa giải.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình thực hiện hòa giải là tiếng Việt, nếu có phát sinh yêu cầu ngôn ngữ khác thì các thành viên tự thu xếp phiên dịch. Ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt hoặc tiếng Việt được chuyển dịch hoặc thông qua phiên dịch chỉ có tính tham khảo, cung cấp thông tin.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngôn ngữ sử dụng trong quá trình thực hiện hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là tiếng Việt.
Trường hợp phát sinh yêu cầu ngôn ngữ khác thì các thành viên tự thu xếp phiên dịch.
Ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt hoặc tiếng Việt được chuyển dịch hoặc thông qua phiên dịch chỉ có tính tham khảo, cung cấp thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?