Phí về tài nguyên nước bao gồm những loại phí nào theo quy định mới của Luật Tài nguyên nước hiện nay?
Phí về tài nguyên nước bao gồm những loại phí nào theo quy định mới của Luật Tài nguyên nước?
Theo Điều 68 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về thuế, phí về tài nguyên nước như sau:
Thuế, phí về tài nguyên nước
1. Thuế tài nguyên được áp dụng đối với nước thiên nhiên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên.
2. Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với sản phẩm, hàng hoá mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
4. Phí về tài nguyên nước bao gồm:
a) Phí khai thác, sử dụng nguồn nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Mức phí quy định tại điểm này được xác định trên cơ sở tính chất của dịch vụ công, hoạt động thuộc lĩnh vực tài nguyên nước;
b) Phí, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng đối với hoạt động xả nước thải ra môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, Phí về tài nguyên nước bao gồm:
- Phí khai thác, sử dụng nguồn nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Mức phí quy định tại điểm này được xác định trên cơ sở tính chất của dịch vụ công, hoạt động thuộc lĩnh vực tài nguyên nước;
- Phí, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng đối với hoạt động xả nước thải ra môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Phí về tài nguyên nước bao gồm những loại phí nào theo quy định mới của Luật Tài nguyên nước? (hình từ internet)
Những ai phải nộp phí về tài nguyên nước đối với khai thác, sử dụng nguồn nước?
Theo Điều 2 Thông tư 01/2022/TT-BTC quy định về người nộp phí như sau:
Người nộp phí và tổ chức thu phí
1. Người nộp phí là cơ quan, tổ chức, cá nhân (bao gồm cả hộ gia đình) đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất.
Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép. Phí được nộp trực tiếp cho tổ chức thu hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước của tổ chức thu phí.
2. Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này.
Như vậy, Người nộp phí về tài nguyên nước đối với khai thác, sử dụng nguồn nước là cơ quan, tổ chức, cá nhân (bao gồm cả hộ gia đình) đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất.
Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép. Phí được nộp trực tiếp cho tổ chức thu hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước của tổ chức thu phí.
Ai là người nộp phí tài nguyên nước đối với hoạt động xả nước thải ra môi trường?
Theo Điều 5 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về người nộp phí như sau:
Người nộp phí
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
2. Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải cho đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo cơ chế giá dịch vụ thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định này).
3. Trường hợp các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này sử dụng nguồn nước sạch từ tổ chức cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì chủ cơ sở phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).
Như vậy, người nộp phí tài nguyên nước đối với hoạt động xả nước thải ra môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải.
Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải cho đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo cơ chế giá dịch vụ thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định này).
Trường hợp các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP sử dụng nguồn nước sạch từ tổ chức cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì chủ cơ sở phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?