Phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc để đưa vào sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, lớp 4?
- Phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc để đưa vào sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, lớp 4?
- Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa tiếng Trung Quốc sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, lớp 4?
- Quy trình biên soạn sách giáo khoa lớp 3, lớp 4 được thực hiện như thế nào?
Phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc để đưa vào sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, lớp 4?
Như đã biết thì theo Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT trong năm 2023 và năm 2024 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành thay đổi nội dung giáo giáo khoa theo lộ trình đã định.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Quyết định 4119/QĐ-BGDĐT năm 2023 phê duyệt 44 sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5, sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Các đầu sách giáo khoa tiếng Trung được đưa vào sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, lớp 4 gồm:
STT | Tên sách | Tác giả | Tổ chức, cá nhân | Đơn vị liên kết |
1 | Tiếng Trung Quốc 3 | Châu Trí Cần (Chủ biên), Quách Huệ Trân. | Công ty TNHH Education Solutions Việt Nam | Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh |
2 | Tiếng Trung Quốc 3 | Nguyễn Hoàng Anh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Phước Lộc (Chủ biên), Trần Thị Kim Loan, Vương Quế Thu, Nguyễn Thị Thanh Thuý. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam | |
3 | Tiếng Trung Quốc 4 | Nguyễn Hoàng Anh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Phước Lộc (Chủ biên), Châu A Phí, Trần Thị Kim Loan, Vương Quế Thu, Nguyễn Thị Thanh Thuý. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
>>> Danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5, sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 và sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ 1 trong cơ sở giáo dục phổ thông: TẢI VỀ
Phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc để đưa vào sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, lớp 4? (Hình từ Internet)
Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa tiếng Trung Quốc sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, lớp 4?
Như đã nêu ở trên thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 44 sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5, sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại Quyết định 4119/QĐ-BGDĐT năm 2023.
Trong đó, sách giáo khoa Tiếng Trung Quốc là một nội dung mới trong Chương trình giáo dục phổ thông đối với giáo viên, phụ huynh và đặc biệt là các em học sinh lớp 3 và lớp 4.
Để đảm bảo nội dung trong sách giáo khoa Tiếng Trung Quốc phù hợp với một chương trình giáo dục cho con em học sinh thì giáo viên cũng như phụ huynh học sinh có thể tiến hành lập phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa để gửi về cơ sở giáo dục.
Khi tiến hành nhận xét đánh giá, giáo viên, phụ huynh học sinh cần cân nhắc đến mọi yếu tố để đảm bảo sách giáo khoa sẽ phù hợp với các điều kiện sau:
(1) Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
(2) Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông:
- Phù hợp với việc học của học sinh.
- Thuận tiện, hiệu quả, phù hợp với việc dạy đối với giáo viên.
Sau khi đánh giá, giáo viên, phụ huynh học sinh cần đưa ra đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh, bổ sung cho nội dung sách giáo khoa nhằm cách thiện nội dung sách cho năm học sau.
>>> Tải miễn phí: Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa tiếng Trung sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, lớp 4 : TẢI VỀ
Quy trình biên soạn sách giáo khoa lớp 3, lớp 4 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) thì quy trình biên soạn sách giáo khoa lớp 3, lớp 4 được thực hiện quy định như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
Tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn.
Phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa.
(2) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác;
Tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định theo nội dung từng khoản quy định tại:
- Điều 4 Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐ.
- Điều 5 Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐ.
- Điều 6 Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐ.
- Điều 7 Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐ.
- Điều 8 Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
(3) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương IV Thông tư này;
(4) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;
(5) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;
(6) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật. chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?