Phẫu thuật vết thương khớp là như thế nào theo quy định pháp luật? Phẫu thuật vết thương khớp sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
Phẫu thuật vết thương khớp là như thế nào theo quy định pháp luật?
Phẫu thuật vết thương khớp là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vết thương khớp ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG KHỚP
I. ĐẠI CƯƠNG
- Vết thương khớp là những vết thương vùng khớp làm thông thương giữa khớp và môi trường bên ngoài.
- Vết thương khớp nếu không được xử lý sớm và triệt để có thể dẫn đến biến chứng nặng nề như nhiễm trùng khớp, viêm xương khớp về sau.
...
Theo đó, phẫu thuật vết thương khớp là những vết thương khớp là những vết thương vùng khớp làm thông thương giữa khớp và môi trường bên ngoài. Vết thương khớp nếu không được xử lý sớm và triệt để có thể dẫn đến biến chứng nặng nề như nhiễm trùng khớp, viêm xương khớp về sau.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Phẫu thuật vết thương khớp sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vết thương khớp ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG KHỚP
...
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương vùng khớp có lộ khớp hoặc chảy dịch khớp.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân người bệnh quá nặng hoặc có bệnh phối hợp không thể tiến hành phẫu thuật.
Theo đó, phẫu thuật vết thương khớp sẽ chỉ định trong trường hợp xảy ra vết thương vùng khớp có lộ khớp hoặc chảy dịch khớp.
Như vậy, phẫu thuật vết thương khớp sẽ chỉ định vết thương vùng khớp có lộ khớp hoặc chảy dịch khớp.
Phẫu thuật vết thương khớp thì người thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật vết thương khớp ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG KHỚP
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 03Phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh và gia đình:
- Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.
3. Phương tiện, trang thiết bị:
- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chi.
- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
4. Dự kiến thời gian tiến hành: 60 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa hoặc nghiêng tùy theo vùng khớp cần phẫu thuật.
2. Vô cảm
- Kháng sinh dự phòng.
- Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine.
- Dùng garo hơi (nếu có thể) trong mổ với áp lực bằng hai lần áp lực động mạch tối đa.
- Cắt lọc, rạch rộng mép da vết thương vùng khớp.
- Mở bao khớp để vào bộc lộ vùng mặt khớp.
- Bơm rửa, làm sạch khớp bằng dung dịch huyết thanh vô khuẩn.
- Cầm máu, đặt dẫn lưu ngoại khớp.
- Đóng cân và phần mềm theo các lớp giải phẫu.
- Đóng da một lớp da thưa.
- Cố định bột tùy theo thương tổn (nẹp bột hoặc bột rạch dọc).
...
Theo đó, phẫu thuật vết thương khớp thì ở bước chuẩn bị có quy định rằng người thực hiện: 03 Phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Bên cạnh đó, người bệnh và gia đình phải chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết. Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.
Người thực hiện sẽ sử dụng phương tiện, trang thiết bị:
- Bộ dụng cụ mổ chấn thương chi.
- Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Dự kiến thời gian tiến hành: 60 phút
Bên cạnh đó các bước tiến hành quy định như sau:
1) Tư thế: Người bệnh nằm ngửa hoặc nghiêng tùy theo vùng khớp cần phẫu thuật.
2) Vô cảm
- Kháng sinh dự phòng.
- Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.
3) Kỹ thuật:
- Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine.
- Dùng garo hơi (nếu có thể) trong mổ với áp lực bằng hai lần áp lực động mạch tối đa.
- Cắt lọc, rạch rộng mép da vết thương vùng khớp.
- Mở bao khớp để vào bộc lộ vùng mặt khớp.
- Bơm rửa, làm sạch khớp bằng dung dịch huyết thanh vô khuẩn.
- Cầm máu, đặt dẫn lưu ngoại khớp.
- Đóng cân và phần mềm theo các lớp giải phẫu.
- Đóng da một lớp da thưa.
- Cố định bột tùy theo thương tổn (nẹp bột hoặc bột rạch dọc).
Như vậy, theo quy định trên thì phẫu thuật vết thương khớp thì người thực hiện sẽ là 03 Phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?