Phẫu thuật Newmann sẽ không được thực hiện khi nào? Trước khi phẫu thuật cần phải có dụng cụ gì và các bước kỹ thuật ra sao?
Phẫu thuật Newmann sẽ không được thực hiện khi nào?
Phẫu thuật Newmann là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục III Hướng dẫn quy trình Phẫu thuật Newmann ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
QUY TRÌNH PHẪU THUẬT NEWMANN
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tổn thương thủng có khả năng khâu lỗ thủng hoặc cắt dạ dày.
...
Như vậy, nếu người bệnh thuộc trường hợp bị tổn thương thủng có khả năng khâu lỗ thủng hoặc cắt dạ dày thì có thể sẽ không được phép thực hiện phẫu thuật này.
Phẫu thuật Newman (Hình từ Internet)
Trước khi phẫu thuật Newmann cần phải có dụng cụ gì và các bước kỹ thuật ra sao?
Căn cứ theo Mục IV và Mục V Hướng dẫn quy trình Phẫu thuật Newmann ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
QUY TRÌNH PHẪU THUẬT NEWMANN
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
- 02 phụ mổ
- Kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 Điều dưỡng phụ gây mê
- Kíp dụng cụ: 01 Dụng cụ viên, 01 nhân viên chạy ngoài
2. Người bệnh
- Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự kiến.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi…
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
3. Phương tiện: bộ dụng cụ đại phẫu, dao siêu âm, Ligasure, máy cắt nối, chỉ phẫu thuật, thuốc, dịch truyền,…
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, kê một gối đệm dưới lưng ngang đốt sống lưng 12 (D12).
- Vô cảm: gây mê toàn thân có giãn cơ
- Kỹ thuật:
. Bước 1: Mở bụng đường trắng giữa trên dưới rốn, đánh giá tổn thương.
Đánh giá dịch ổ bụng, tình trạng phúc mạc.
Đánh giá vị trí, kích thước lỗ thủng
Đánh giá nguyên nhân gây thủng: loét lành tính hay ung thư.
. Bước 2: Nếu thấy lỗ thủng quá to, tổ chức xung quanh lỗ thủng xơ cứng, mủn nát hoặc thủng do ung thư, khâu dễ bục, tình trạng người bệnh yếu không cho phép cắt ngay dạ dày thì dẫn lưu lỗ thủng ra ngoài bằng một ống thông Pezzer lớn. Lúc này chỉ đặt qua lỗ thủng ống cao su to sau đó cuốn mạc nối lớn xung quanh ống cao su và đính vào dạ dày và thành bụng. Có thể phối hợp với thắt môn vị, nối vị tràng hoặc mở thông hỗng tràng để nuôi dưỡng.
. Bước 3: Rửa sạch bụng, đặt nhiều dẫn lưu, đóng bụng.
...
Theo đó, trước khi thực hiện phẫu thuật thì cần phải thực hiện qua các bước chuẩn bị như sau:
Bước 1. Người thực hiện:
- 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
- 02 phụ mổ
- Kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 Điều dưỡng phụ gây mê
- Kíp dụng cụ: 01 Dụng cụ viên, 01 nhân viên chạy ngoài
Bước 2. Người bệnh
- Được chẩn đoán bệnh, xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo cho cuộc phẫu thuật dự kiến.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi…
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
Bước 3. Phương tiện: bộ dụng cụ đại phẫu, dao siêu âm, Ligasure, máy cắt nối, chỉ phẫu thuật, thuốc, dịch truyền,…
Bước 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 phút
Sau khi thực hiện xong bước chuẩn bị thì thực hiện tiếp các bước tiến hành kỹ thuật như sau:
- Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, kê một gối đệm dưới lưng ngang đốt sống lưng 12 (D12).
- Vô cảm: gây mê toàn thân có giãn cơ
- Kỹ thuật:
+ Mở bụng đường trắng giữa trên dưới rốn, đánh giá tổn thương.
Đánh giá dịch ổ bụng, tình trạng phúc mạc.
Đánh giá vị trí, kích thước lỗ thủng
Đánh giá nguyên nhân gây thủng: loét lành tính hay ung thư.
+ Nếu thấy lỗ thủng quá to, tổ chức xung quanh lỗ thủng xơ cứng, mủn nát hoặc thủng do ung thư, khâu dễ bục, tình trạng người bệnh yếu không cho phép cắt ngay dạ dày thì dẫn lưu lỗ thủng ra ngoài bằng một ống thông Pezzer lớn.
Lúc này chỉ đặt qua lỗ thủng ống cao su to sau đó cuốn mạc nối lớn xung quanh ống cao su và đính vào dạ dày và thành bụng. Có thể phối hợp với thắt môn vị, nối vị tràng hoặc mở thông hỗng tràng để nuôi dưỡng.
+ Rửa sạch bụng, đặt nhiều dẫn lưu, đóng bụng.
Như vậy, ở bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật cần chuẩn bị các dụng cụ như bộ dụng cụ đại phẫu, dao siêu âm, Ligasure, máy cắt nối, chỉ phẫu thuật, thuốc, dịch truyền,…
Sau khi phẫu thuật Newmann người bệnh phải cần theo dõi như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Hướng dẫn quy trình Phẫu thuật Newmann ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
QUY TRÌNH PHẪU THUẬT NEWMANN
...
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Chảy dịch dạ dày qua lỗ thủng gây áp xe tồn dư hoặc viêm phúc mạc: người bệnh sốt, dẫn lưu chảy dịch tiêu hóa. Tiếp tục điều trị kháng sinh, nhịn ăn, nuôi dưỡng qua mở thông hỗng tràng và tìm cách dẫn lưu dịch ra ngoài (tách vết mổ hoặc dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm)
- Theo dõi tình trạng chung: viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ…
- Truyền dịch: tính đủ năng lượng, lượng dịch vào cho từng người bệnh cụ thể.
- Kháng sinh: sử dụng kháng sinh điều trị toàn thân, phối hợp kháng sinh.
Theo đó, sau khi phẫu thuật thì người bệnh cần phải tiếp tục được theo dõi về các yếu tố như:
- Chảy dịch dạ dày qua lỗ thủng gây áp xe tồn dư hoặc viêm phúc mạc: người bệnh sốt, dẫn lưu chảy dịch tiêu hóa.
Tiếp tục điều trị kháng sinh, nhịn ăn, nuôi dưỡng qua mở thông hỗng tràng và tìm cách dẫn lưu dịch ra ngoài (tách vết mổ hoặc dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm)
- Theo dõi tình trạng chung: viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ…
- Truyền dịch: tính đủ năng lượng, lượng dịch vào cho từng người bệnh cụ thể.
- Kháng sinh: sử dụng kháng sinh điều trị toàn thân, phối hợp kháng sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?