Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu do ai thực hiện? Kỹ thuật tiến hành phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu như thế nào?
- Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu được chỉ định trong những trường hợp nào? Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu do ai thực hiện?
- Kỹ thuật tiến hành phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu như thế nào? Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu thực hiện theo các bước như thế nào?
- Trong và sau phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu có thể xảy ra những tai biến gì?
Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu được chỉ định trong những trường hợp nào? Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục I và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT CẮT BỎ NHÃN CẦU
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổ chức nhãn cầu và một phần thị thần kinh.
II. CHỈ ĐỊNH
- Ung thư võng mạc giai đoạn I, II.
- Mắt mất chức năng không điều trị được bằng các phương pháp khác.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Ung thư võng mạc giai đoạn III, IV.
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt
2. Phương tiện
Bộ dụng cụ cắt bỏ nhãn cầu.
3. Người bệnh
- Được chuẩn bị như các trường hợp phẫu thuật mắt khác.
- Người bệnh và gia đình được tư vấn trước phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung của Bộ Y tế.
Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012. Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổ chức nhãn cầu và một phần thị thần kinh.
Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Ung thư võng mạc giai đoạn I, II.
- Mắt mất chức năng không điều trị được bằng các phương pháp khác.
Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu do Bác sĩ chuyên khoa Mắt thực hiện.
Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu (Hình từ Internet)
Kỹ thuật tiến hành phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu như thế nào? Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu thực hiện theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT CẮT BỎ NHÃN CẦU
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Trẻ em: gây mê.
- Người lớn: gây tê tại chỗ hậu nhãn cầu và có thể kết hợp với tiền mê.
3.2. Kỹ thuật
- Cắt kết mạc quanh rìa.
- Dùng móc lác lần lượt lấy và cắt buông cơ trực trên, dưới, trong sát chỗ bám vào củng mạc.
- Kẹp giữ cơ trực ngoài ở sát chỗ bám bằng panh và cắt cơ khỏi nhãn cầu.
- Dùng kéo đầu tù bóc tách tổ chức xung quanh nhãn cầu và luồn ra sau cắt bỏ nhãn cầu với một đoạn thị thần kinh.
Chú ý: Nếu nghi ngờ ung thư: cắt thị thần kinh dài hơn 10mm.
- Cầm máu.
- Khâu kết mạc.
- Tra thuốc sát trùng và mỡ kháng sinh.
- Nhét gạc vô trùng rồi băng ép hốc mắt.
- Gửi bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.
...
Theo quy định trên, phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật vô cảm như sau:
- Trẻ em: gây mê.
- Người lớn: gây tê tại chỗ hậu nhãn cầu và có thể kết hợp với tiền mê.
Kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu như sau:
- Cắt kết mạc quanh rìa.
- Dùng móc lác lần lượt lấy và cắt buông cơ trực trên, dưới, trong sát chỗ bám vào củng mạc.
- Kẹp giữ cơ trực ngoài ở sát chỗ bám bằng panh và cắt cơ khỏi nhãn cầu.
- Dùng kéo đầu tù bóc tách tổ chức xung quanh nhãn cầu và luồn ra sau cắt bỏ nhãn cầu với một đoạn thị thần kinh.
Chú ý: Nếu nghi ngờ ung thư: cắt thị thần kinh dài hơn 10mm.
- Cầm máu.
- Khâu kết mạc.
- Tra thuốc sát trùng và mỡ kháng sinh.
- Nhét gạc vô trùng rồi băng ép hốc mắt.
- Gửi bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.
Trong và sau phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu có thể xảy ra những tai biến gì?
Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT CẮT BỎ NHÃN CẦU
...
VI. THEO DÕI
Sau phẫu thuật:
Thay bằng hàng ngày. Đặt khuôn và lắp mắt giả sớm.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ
1. Trong phẫu thuật
- Chảy máu: ép bằng gạc.
- Cắt sót củng mạc: tìm và cắt hết.
- Cắt thị thần kinh chưa đủ dài: cần cắt tiếp.
2. Sau phẫu thuật
- Chảy máu: băng ép.
- Nhiễm khuẩn tổ chức hốc mắt: điều trị kháng sinh mạnh.
Theo đó, trong phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu có thể có các tai biến sau:
- Chảy máu: ép bằng gạc.
- Cắt sót củng mạc: tìm và cắt hết.
- Cắt thị thần kinh chưa đủ dài: cần cắt tiếp.
Sau phẫu thuật, có thể xảy ra:
- Chảy máu: băng ép.
- Nhiễm khuẩn tổ chức hốc mắt: điều trị kháng sinh mạnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?