Phát hiện giao dịch chứng khoán bất thường thì thành viên giao dịch có thể yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp thông tin để làm rõ sai phạm không?
- Phát hiện giao dịch chứng khoán bất thường thì thành viên giao dịch có thể yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp thông tin để làm rõ sai phạm không?
- Thành viên giao dịch phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai giám sát giao dịch bất thường khi nào?
- Thành viên giao dịch có cần gửi báo cáo giám sát giao dịch chứng khoán định kỳ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay không?
Phát hiện giao dịch chứng khoán bất thường thì thành viên giao dịch có thể yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp thông tin để làm rõ sai phạm không?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định nghĩa vụ về cung cấp thông tin và giải trình của đối tượng giám sát như sau:
Nghĩa vụ về cung cấp thông tin và giải trình theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên giao dịch, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật khi được yêu cầu.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, dữ liệu theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật; giải trình theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con đối với các sự việc liên quan đến giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ mở tài khoản tiền đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư có trách nhiệm cung cấp thông tin về số dư tài khoản tiền của khách hàng theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp số liệu liên quan đến hoạt động đầu tư, giao dịch chứng khoán của quỹ đầu tư chứng khoán mà ngân hàng thực hiện giám sát theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán không phối hợp với các cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì các đối tượng giám sát (tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên giao dịch, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật khi được yêu cầu.
Như vậy, trường hợp phát hiện giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường thì thành viên giao dịch có quyền yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp thông tin để làm rõ sai phạm.
Phát hiện giao dịch chứng khoán bất thường thì thành viên giao dịch có thể yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp thông tin để làm rõ sai phạm không? (Hình từ Internet)
Thành viên giao dịch phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai giám sát giao dịch bất thường khi nào?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên giao dịch như sau:
Nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên giao dịch
1. Triển khai áp dụng hệ thống chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch chứng khoán theo hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
2. Giám sát diễn biến các giao dịch trong ngày, nhiều ngày của các nhà đầu tư mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ.
3. Giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch chứng khoán của các cá nhân, tổ chức mở tài khoản hoặc có giao dịch tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ giao dịch.
4. Cập nhật và lưu giữ đầy đủ hồ sơ thông tin nhà đầu tư, chứng từ phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của nhà đầu tư và của thành viên giao dịch.
5. Phối hợp trong triển khai công tác giám sát:
a) Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc thực hiện công tác giám sát giao dịch chứng khoán khi được yêu cầu;
b) Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc mời nhà đầu tư đến làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên quan đến các giao dịch bất thường, giao dịch có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
...
Theo đó, thành viên giao dịch phối hợp trong triển khai công tác giám sát với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc thực hiện công tác giám sát giao dịch chứng khoán khi được yêu cầu.
Ngoài ra, việc phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn được thực hiện trong việc mời nhà đầu tư đến làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên quan đến các giao dịch bất thường, giao dịch có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thành viên giao dịch có cần gửi báo cáo giám sát giao dịch chứng khoán định kỳ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định về báo cáo giám sát giao dịch của thành viên giao dịch như sau:
Báo cáo giám sát giao dịch của thành viên giao dịch
1. Thành viên giao dịch có trách nhiệm gửi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con báo cáo giám sát giao dịch định kỳ tháng, báo cáo giám sát bất thường và báo cáo giám sát theo yêu cầu về kết quả công tác giám sát giao dịch chứng khoán.
2. Thành viên giao dịch có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát giao dịch bất thường và theo yêu cầu.
3. Nội dung, phương thức và hình thức lập, chuyển báo cáo giám sát giao dịch của thành viên giao dịch thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, thành viên giao dịch chỉ gửi báo cáo giám sát giao dịch định kỳ tháng cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con của sở giao dịch.
Đối với Ủy ban Chứng khoán Việt Nam thì thành viên giao dịch chỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo giám sát giao dịch bất thường và khi được yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?