Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện nào? Tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại?
- Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện nào?
- Nếu tích cực hợp tác với cơ quan trong quá trình giải quyết vụ án thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại không?
- Tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại?
Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Theo đó, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện nêu trên.
Pháp nhân thương mại (Hình từ Internet)
Nếu tích cực hợp tác với cơ quan trong quá trình giải quyết vụ án thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại không?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 84 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
d) Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
đ) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại như sau:
- Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
- Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
Tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại?
Căn cứ Điều 85 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;
b) Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
e) Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Như vậy, các tình tiết nêu trên là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?