Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày nào?

Cho toi hỏi pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày nào? Hình phạt cấm huy động vốn được áp dụng đối với pháp nhân thương mại trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh P.L.T từ Hà Nội.

Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày nào?

Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn được quy định tại khoản 1 Điều 160 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:

Thủ tục thi hành án
1. Pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các thủ tục sau đây:
...
d) Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn phải chấm dứt ngay hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc toàn bộ hoạt động bị đình chỉ vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
đ) Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thì không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động đối với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm trong thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án. Pháp nhân thương mại không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
e) Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện một hoặc một số hình thức huy động vốn trong thời hạn bị cấm theo bản án, quyết định của Tòa án. Pháp nhân thương mại không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
g) Pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp tư pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra thì phải thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
...

Như vậy, theo quy định, pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện một hoặc một số hình thức huy động vốn trong thời hạn bị cấm theo bản án, quyết định của Tòa án.

Đồng thời, không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày nào?

Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày nào? (Hình từ Internet)

Hình phạt cấm huy động vốn được áp dụng đối với pháp nhân thương mại trong trường hợp nào?

Hình phạt cấm huy động vốn được quy định tại khoản 1 Điều 81 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Cấm huy động vốn
1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.
2. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:
a) Cấm vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư;
b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;
c) Cấm huy động vốn khách hàng;
d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.
3. Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, theo quy định, hình phạt cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.

Thi hành hình phạt cấm huy động vốn là gì?

Thi hành hình phạt cấm huy động vốn được quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Thi hành hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc pháp nhân thương mại chấp hành án không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động đối với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm trong thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
24. Thi hành hình phạt cấm huy động vốn là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc pháp nhân thương mại chấp hành án không được thực hiện một hoặc một số hình thức huy động vốn trong thời hạn bị cấm theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
25. Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại chấp hành án là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đăng ký, cấp giấy phép, chấp thuận cho pháp nhân thương mại hoạt động, giám sát, theo dõi pháp nhân thương mại hoạt động được cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ để bảo đảm thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại chấp hành án.

Như vậy, thi hành hình phạt cấm huy động vốn được hiểu là việc cơ quan, người có thẩm quyền buộc pháp nhân thương mại chấp hành án không được thực hiện một hoặc một số hình thức huy động vốn trong thời hạn bị cấm theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Huy động vốn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công ty nhà nước huy động vốn bằng hình thức nào?
Pháp luật
Có thể huy động vốn để phát triển nhà ở thương mại bằng việc phát hành trái phiếu không theo quy định mới?
Pháp luật
Việc huy động vốn của hợp tác xã phải được sự thông qua của ai? Ai được ưu tiên góp vốn khi hợp tác xã huy động vốn?
Pháp luật
Mẫu báo cáo số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam và lãi suất huy động đối với từng kỳ hạn của tổ chức tín dụng nhà nước là mẫu nào?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày nào?
Pháp luật
Quy định điều chỉnh về việc huy động vốn của công ty niêm yết bằng hình thức khoản vay chuyển đổi?
Pháp luật
Đề xuất nghiêm cấm sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động cho phát triển nhà ở tại Luật Nhà ở sửa đổi?
Pháp luật
Công ty mẹ phải xác định biến động đối với tài sản thuần của công ty con trước hay sau khi thực hiện huy động vốn từ các chủ sở hữu?
Pháp luật
Chưa giải phóng mặt bằng thì có được huy động vốn cho dự án phát triển nhà ở thương mại không?
Pháp luật
Huy động vốn tại doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Thẩm quyền huy động vốn thuộc về cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Huy động vốn
1,905 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Huy động vốn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Huy động vốn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào