Pháp luật quy định về nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư như thế nào? Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bao gồm những nội dung nào?
- Pháp luật quy định về nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật quy định về nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư như sau:
- Luật sư có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 21 của Luật luật sư.
Bộ Tư pháp quy định đối tượng, thời gian, hình thức, nội dung bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ; hình thức xử lý đối với luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư như sau:
- Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương theo quy định tại Khoản 4 Điều 83 của Luật luật sư, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư, phê chuẩn kết quả Đại hội của Đoàn luật sư, giải thể Đoàn luật sư;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới;
- Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
- Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại địa phương cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
- Đề nghị Đoàn luật sư cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của luật sư, yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động khi cần thiết;
- Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;
- Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương;
- Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xử phạt vi phạm hành chính đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn luật sư theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm những nội dung chính sau đây:
+ Tên văn phòng luật sư, công ty luật;
+ Địa chỉ trụ sở;
+ Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
+ Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật;
+ Lĩnh vực hành nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?