Pháp luật quy định về bồi thường thiệt hại đối với hành khách trong các chuyến bay như thế nào? Đối với hàng hóa, hành lý của hành khách bị mất mát hư hỏng thì được bồi thường như thế nào?
- Pháp luật quy định về bồi thường thiệt hại đối với hành khách trong các chuyến bay như thế nào?
- Đối với hàng hóa, hành lý của hành khách bị mất mát hư hỏng thì được bồi thường như thế nào?
- Pháp luật quy định đối với mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý của hành khách bị mất mát, hư hỏng như thế nào?
Pháp luật quy định về bồi thường thiệt hại đối với hành khách trong các chuyến bay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 160 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
Điều 160. Bồi thường thiệt hại đối với hành khách
Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay.
Bồi thường thiệt hại đối với hành khách trong các chuyến bay
Đối với hàng hóa, hành lý của hành khách bị mất mát hư hỏng thì được bồi thường như thế nào?
Căn cứ tại Điều 161 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (lưu ý cụm từ cước phí được thay thế bằng cụm từ giá dịch vụ được quy định tại khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014) quy định về bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý của hành khách như sau:
- Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hóa, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay.
- Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại.
- Trường hợp hàng hóa, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hóa, hành lý lại đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hóa, hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển.
- Trường hợp hàng hóa đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trường hợp người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không.
- Người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách giá dịch vụ vận chuyển đối với số hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại.
Pháp luật quy định đối với mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý của hành khách bị mất mát, hư hỏng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 162 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý của hành khách như sau:
- Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý được tính như sau:
+ Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;
+ Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;
+ Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị;
+ Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.
- Trong trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?