Pháo hoa nổ là loại pháo gì? Vào dịp Tết Dương lịch người dân có được tổ chức bắn pháo hoa nổ hay không?
Pháo hoa nổ là loại pháo gì?
Pháo hoa nổ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
...
Theo đó, pháo hoa nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian, pháo hoa nổ bao gồm:
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m.
- Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.
Pháo hoa nổ là loại pháo gì? Vào dịp Tết Dương lịch người dân có được tổ chức bắt pháo hoa nổ hay không? (Hình từ Internet)
Bắn pháo hoa nổ là hoạt động gì?
Bắn pháo hoa nổ được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Bắn pháo hoa nổ tầm thấp là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật chuyên dụng để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao không vượt quá 120 m. Bắn pháo hoa nổ tầm cao là việc sử dụng ống phóng chuyên dụng và thiết bị bắn để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao trên 120 m.
Như đã phân tích pháo hoa nổ được phân loại thành pháo hoa nổ tầm thấp và pháo hoa nổ tầm cao:
- Bắn pháo hoa nổ tầm thấp là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật chuyên dụng để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao không vượt quá 120 m.
- Bắn pháo hoa nổ tầm cao là việc sử dụng ống phóng chuyên dụng và thiết bị bắn để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao trên 120 m.
Vào dịp Tết Dương lịch người dân có được tổ chức bắn pháo hoa nổ hay không?
Thẩm quyền tổ chức bắt pháo hoa nổ được quy định tại Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP) như sau:
Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ, nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp, quyết định.
Theo đó, thẩm quyền tổ chức tổ chức bắt pháo hoa nổ được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định tổ chức bắn pháo hoa nổ trong các trường hợp:
+ Tết Nguyên đán
+ Giỗ Tổ Hùng Vương
+ Ngày Quốc khánh
+ Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
+ Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
+ Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức bắn pháo hoa nổ trong các trường hợp sau:
+ Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế
+ Khi xem xét yêu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Các trường hợp khác
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
...
Như vậy, người dân không quyền tổ chức bắt pháo hoa nổ vào dịp Tết Dương lịch, mọi hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo hoa nổ đều bị nghiêm cấm trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
Tuy nhiên theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật và pháo hoa phải được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Pháo hoa được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Người dân cần phân biệt rõ pháo hoa với pháo hoa nổ hay pháo nổ để sử dụng cho đúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?