Phần mềm ứng dụng phục vụ mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa có cần phải có chức năng sao lưu dự phòng không?
- Phần mềm ứng dụng phục vụ mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa có cần phải có chức năng sao lưu dự phòng không?
- Phần mềm ứng dụng trên hệ thống của Sở Giao dịch hàng hóa phải được phát triển và hoạt động độc lập đúng không?
- Phần mềm ứng dụng của thành viên kinh doanh trên Sở Giao dịch hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ như thế nào?
Phần mềm ứng dụng phục vụ mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa có cần phải có chức năng sao lưu dự phòng không?
Phần mềm ứng dụng phục vụ mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa có cần phải có chức năng sao lưu dự phòng không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 38/2013/TT-BCT như sau:
Yêu cầu chung về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của phần mềm ứng dụng
1. Phần mềm ứng dụng phải đảm bảo có khả năng phân quyền theo chức năng đến từng người sử dụng. Mỗi người sử dụng được được phân định rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn. Người không được phân quyền không thể truy cập vào công việc của người khác.
2. Đối với các phần mềm ứng dụng có chức năng giao dịch qua mạng Internet phải có cơ chế kiểm soát truy nhập, xác thực người sử dụng, bảo mật dữ liệu trên đường truyền, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ.
3. Mật khẩu người sử dụng khi lưu trữ phải được mã hóa. Nghiêm cấm trao đổi mật khẩu người sử dụng dưới dạng văn bản không mã hóa (clear text) trong mọi trường hợp, ngoại trừ mật khẩu sử dụng một lần. Việc in, gửi mật khẩu cho người dùng trong hệ thống phải được bảo mật.
4. Phần mềm ứng dụng phải có chức năng sao lưu dự phòng, phục hồi các dữ liệu, thông tin giao dịch hàng hóa và các thông tin khác trong vòng 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi phát sinh sự cố kỹ thuật.
5. Trước khi đưa phần mềm ứng dụng vào vận hành phải đảm bảo phần mềm đã được kiểm tra để phát hiện, khắc phục các lỗ hổng bảo mật và các lỗi phát sinh.
Như vậy, theo quy định trên thì phần mềm ứng dụng phục vụ mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa phải có chức năng sao lưu dự phòng.
Phần mềm ứng dụng phục vụ mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa có cần phải có chức năng sao lưu dự phòng không? (Hình từ Internet)
Phần mềm ứng dụng trên hệ thống của Sở Giao dịch hàng hóa phải được phát triển và hoạt động độc lập đúng không?
Phần mềm ứng dụng trên hệ thống của Sở Giao dịch hàng hóa phải được phát triển và hoạt động độc lập đúng không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 38/2013/TT-BCT như sau:
Yêu cầu về phần mềm ứng dụng đối với Sở Giao dịch hàng hóa
1. Phần mềm ứng dụng trên hệ thống của Sở Giao dịch hàng hóa phải được phát triển và hoạt động độc lập, không sử dụng chung phần mềm với các Sở Giao dịch, thành viên, tổ chức, đơn vị khác.
2. Phần mềm ứng dụng của Sở Giao dịch hàng hóa phải đảm bảo các tính năng phục vụ quản trị giao dịch, thanh toán, giám sát hợp đồng, giao nhận; lưu trữ thông tin thành viên, khách hàng; kết nối, trao đổi giao dịch với thành viên Sở Giao dịch hàng hóa và các quy trình nghiệp vụ khác mà Sở Giao dịch hàng hóa được phép triển khai theo quy định của pháp luật.
3. Hệ thống khớp lệnh điện tử phải có cơ chế xác thực giao dịch, trả về kết quả giao dịch cho người dùng:
a) Kết quả giao dịch phải bao gồm thông tin về thời gian giao dịch, khối lượng giao dịch, giá giao dịch, chiều giao dịch, mặt hàng giao dịch, mã khách hàng giao dịch;
b) Thông tin trao đổi phải đảm bảo tính xác thực của người gửi, bảo mật dữ liệu trên đường truyền, toàn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ.
4. Phần mềm ứng dụng phải có chức năng liên kết, hiển thị thông tin trên bảng thông tin giao dịch điện tử.
5. Phần mềm ứng dụng trước khi đưa vào sử dụng phải có thuyết minh rõ xuất xứ, tính năng kỹ thuật và có tài liệu hướng dẫn cụ thể kèm theo bao gồm phân tích thiết kế hệ thống, tài liệu yêu cầu người sử dụng, hướng dẫn sử dụng, biên bản kiểm thử phần mềm.
6. Việc xây dựng và đưa ra các giải pháp phần mềm ứng dụng phải đồng thời với việc xử lý dữ liệu, tích hợp đồng bộ với các thiết bị phần cứng, giải pháp về mạng truyền thông, an ninh mạng của Sở Giao dịch hàng hóa.
Như vậy, theo quy định trên thì phần mềm ứng dụng trên hệ thống của Sở Giao dịch hàng hóa phải được phát triển và hoạt động độc lập, không sử dụng chung phần mềm với các Sở Giao dịch, thành viên, tổ chức, đơn vị khác.
Phần mềm ứng dụng của thành viên kinh doanh trên Sở Giao dịch hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ như thế nào?
Phần mềm ứng dụng của thành viên kinh doanh trên Sở Giao dịch hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 38/2013/TT-BCT như sau:
Yêu cầu về phần mềm ứng dụng đối với thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa
1. Phần mềm ứng dụng của thành viên kinh doanh trên Sở Giao dịch hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa, trong đó bao gồm:
a) Quản trị chi tiết giao dịch hàng hóa, kiểm soát tài khoản tiền gửi, tài khoản hàng hóa, giao dịch thanh toán, thông tin, danh sách khách hàng;
b) Quản trị các giao dịch, nghiệp vụ mà thành viên được phép hoạt động trên Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Phần mềm ứng dụng của thành viên kinh doanh trên Sở Giao dịch hàng hóa phải đảm bảo khả năng giao dịch, kết nối thông suốt với Sở Giao dịch hàng hóa.
3. Đối với phần mềm Thành viên tự phát triển cho khách hàng sử dụng, phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin đối với khách hàng và tuân thủ các quy định do Sở Giao dịch hàng hóa yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì Phần mềm ứng dụng của thành viên kinh doanh trên Sở Giao dịch hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa gồm:
- Quản trị chi tiết giao dịch hàng hóa, kiểm soát tài khoản tiền gửi, tài khoản hàng hóa, giao dịch thanh toán, thông tin, danh sách khách hàng;
- Quản trị các giao dịch, nghiệp vụ mà thành viên được phép hoạt động trên Sở Giao dịch hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?