Phần mềm thương mại là gì? Chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có bao gồm phần mềm thương mại không?
Phần mềm thương mại là gì?
Phần mềm thương mại được giải thích tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 73/2019/NĐ-CP thì phần mềm thương mại là phần mềm sẵn có; đã được công khai về giá, mô tả chức năng, tính năng kỹ thuật, công nghệ trên cổng/trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc thông qua phương tiện khác được nhiều người tiếp cận.
Phần mềm thương mại là gì? (Hình từ Internet)
Chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có bao gồm phần mềm thương mại không?
Chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có bao gồm phần mềm thương mại không, thì theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 73/2019/NĐ-CP như sau:
Tổng mức đầu tư dự án
1. Tổng mức đầu tư dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư, là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư dự án.
2. Tổng mức đầu tư bao gồm:
a) Chi phí xây lắp:
- Chi phí mua sắm, lắp đặt mạng, phụ kiện mạng công nghệ thông tin và các chi phí khác phục vụ cho lắp đặt mạng;
- Các chi phí xây lắp trực tiếp khác có liên quan.
b) Chi phí thiết bị:
- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ thông tin: Thiết bị phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị không phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị phụ trợ và thiết bị ngoại vi, phần mềm thương mại, phần mềm nội bộ và các thiết bị khác; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan để mua sắm thiết bị;
- Chi phí tạo lập cơ sở dữ liệu; chuẩn hóa, chuyển đổi phục vụ cho nhập dữ liệu; thực hiện nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu;
- Chi phí lắp đặt thiết bị; cài đặt phần mềm; kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị và phần mềm;
- Chi phí đào tạo hướng dẫn sử dụng; chi phí đào tạo cho cán bộ quản trị, vận hành hệ thống (nếu có);
- Chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có).
c) Chi phí quản lý dự án: gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa sản phẩm của dự án vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá đầu tư dự án;
d) Chi phí tư vấn đầu tư: Chi phí khảo sát; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật; điều tra, nghiên cứu phục vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật, tuyển chọn giải pháp; thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư; lập thiết kế chi tiết, điều chỉnh, bổ sung thiết kế chi tiết; lập dự toán; điều chỉnh dự toán; thẩm tra thiết kế chi tiết, dự toán; lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu; lập định mức, đơn giá; kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị; đánh giá chất lượng sản phẩm; quy đổi vốn đầu tư; giám sát công tác triển khai; thực hiện các công việc tư vấn khác;
…
Như vậy, theo quy định trên thì chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có phần mềm thương mại.
Mua sắm phần mềm thương mại là hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thường xuyên đúng không?
Mua sắm phần mềm thương mại là hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thường xuyên đúng không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Nghị định 73/2019/NĐ-CP như sau:
Quản lý thực hiện hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước
1. Đối với các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên sau đây, thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm hàng hóa nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị:
a) Mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có;
b) Mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại; bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm; quản lý vận hành, thuê quản trị, hỗ trợ kỹ thuật hệ thống thông tin, dịch vụ an ninh mạng, an toàn thông tin;
c) Tạo lập, duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu; bảo đảm hoạt động cho cổng/trang thông tin điện tử;
d) Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có mức kinh phí từ 200 triệu đồng trở xuống để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu;
đ) Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc thực thi nhiệm vụ giải quyết sự cố theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc yêu cầu nghiệp vụ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì mua sắm phần mềm thương mại là một hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thường xuyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thu phí dự thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu 800.000 đồng đã bao gồm thuế VAT chưa? Việc quản lý, sử dụng khoản thu này quy định ra sao?
- Ngành hành chính logistics trình độ trung cấp thực hiện những công việc nào? Người theo học ngành này có thể làm việc tại các vị trí nào sau khi ra trường?
- Cách xác định nơi cư trú của người không có nơi thường trú, tạm trú mới từ 10/01/2025 thế nào?
- Dẫn chương trình Hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm 2024? Mẫu lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết Đảng bộ?
- Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi có thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ?