Phần lớn Hệ thống đo dòng tự động để xác định lưu lượng thể tích trong các ống dẫn khí của nguồn tĩnh có sẵn trên thị trường vận hành thế nào?
- Hệ thống đo dòng tự động để xác định lưu lượng thể tích trong các ống dẫn khí của nguồn tĩnh là gì?
- Phần lớn Hệ thống đo dòng tự động để xác định lưu lượng thể tích trong các ống dẫn khí của nguồn tĩnh có sẵn trên thị trường vận hành thế nào?
- Hệ thống đo dòng tự động cần được lắp đặt tại vị trí nào trong ống dẫn khí?
Hệ thống đo dòng tự động để xác định lưu lượng thể tích trong các ống dẫn khí của nguồn tĩnh là gì?
Hệ thống đo dòng tự động để xác định lưu lượng thể tích trong các ống dẫn khí của nguồn tĩnh được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9238:2012 (ISO 14164:1999) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu lượng thể tích dòng khí trong các ống dẫn khí - Phương pháp đo tự động như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Các thuật ngữ và định nghĩa sau được áp dụng cho tiêu chuẩn này.
3.1
Hệ thống đo dòng tự động (automated flow measuring system)
AMS
Hệ thống mà có thể gắn vào một ống dẫn khí để đo và ghi liên tục lưu lượng thể tích của một khí.
3.2
Máy phân tích (analyser)
Bộ phận của một AMS đo các thông số được dùng để tính lưu lượng thể tích của khí.
3.3
Ống dẫn khí (duct)
Ống khói hoặc đoạn ống ra cuối cùng trên một quá trình tĩnh, được dùng để phát tán khí của quá trình còn lưu lại.
3.4
Phép đo so sánh (comparative measurements)
Các phép đo lưu lượng thể tích khí trong ống dẫn khí do AMS thực hiện và được so sánh với lưu lượng thể tích được đo đồng thời trong cùng một đường ống dẫn khí theo ISO 10780.
...
Như vậy, theo quy định, Hệ thống đo dòng tự động để xác định lưu lượng thể tích trong các ống dẫn khí của nguồn tĩnh hay còn gọi là AMS, là hệ thống mà có thể gắn vào một ống dẫn khí để đo và ghi liên tục lưu lượng thể tích của một khí.
Hệ thống đo dòng tự động để xác định lưu lượng thể tích trong các ống dẫn khí của nguồn tĩnh là gì? (Hình từ Internet)
Phần lớn Hệ thống đo dòng tự động để xác định lưu lượng thể tích trong các ống dẫn khí của nguồn tĩnh có sẵn trên thị trường vận hành thế nào?
Những nguyên lý đo của AMS có sẵn trên thị trường được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9238:2012 (ISO 14164:1999) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu lượng thể tích dòng khí trong các ống dẫn khí - Phương pháp đo tự động như sau:
Những nguyên lý đo của AMS có sẵn trên thị trường
4.1 Khái quát
Phần lớn AMS có sẵn trên thị trường vận hành theo một trong ba nguyên lý sau đây: vi sai áp suất, tốc độ mất nhiệt, hoặc thay đổi trong tốc độ của sóng âm. Mô tả ngắn gọn của từng loại AMS thông dụng và những ưu khuyết điểm của từng loại được trình bày dưới đây.
Trước khi lựa chọn một loại AMS cụ thể để lắp đặt, những đặc tính tổng quan về dòng cần được thiết lập ở vị trí trong ống dẫn khí nơi mà AMS được lắp đặt (xem A.2 trong phụ lục A). Hệ thống AMS đo lưu lượng thể tích không được dùng trong ống dẫn khí có dòng khí không đồng nhất, không đối xứng, cuộn xoáy và/hoặc phân tầng.
4.2 Các hệ thống cảm biến vi sai áp suất
4.2.1 Phương pháp ống Pitot đơn...
Như vậy, theo quy định, phần lớn Hệ thống đo dòng tự động để xác định lưu lượng thể tích trong các ống dẫn khí của nguồn tĩnh có sẵn trên thị trường vận hành theo một trong ba nguyên lý sau đây:
(1) Vi sai áp suất,
(2) Tốc độ mất nhiệt,
(3) Thay đổi trong tốc độ của sóng âm.
Hệ thống đo dòng tự động cần được lắp đặt tại vị trí nào trong ống dẫn khí?
Vị trí lắp đặt hệ thống được quy định tại Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9238:2012 (ISO 14164:1999) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu lượng thể tích dòng khí trong các ống dẫn khí - Phương pháp đo tự động như sau:
Phụ lục A
A.2 Lựa chọn và lắp đặt AMS
A.2.1 Xem xét tổng thể
Sự lựa chọn AMS, vị trí AMS sẽ được lắp đặt và vị trí nơi các mẫu của phép thử so sánh sẽ được xác định là các hoạt động liên quan lẫn nhau. Trước khi quyết định mua AMS nào, loại phải điều khiển được toàn bộ đặc trưng của dòng trong ống dẫn khí tại các vị trí dự kiến. Tất cả các hệ thống đo dòng liên tục đo tốc độ chỉ trong một phần nhỏ của ống dẫn và sử dụng giá trị đó cùng với kích thước của ống dẫn để có được một ước lượng về lưu lượng thể tích toàn bộ trong ống dẫn khí. Do đó, điều quan trọng để lựa chọn AMS nào sẽ cho phép đo tốc độ dòng đại diện cho toàn bộ lưu lượng thể tích của ống dẫn khí. Một điều quan trọng nữa là lựa chọn một vị trí trong ống dẫn khí mà tại đó phương pháp so sánh sẽ xác định chính xác tổng thể dòng và toàn bộ lưu lượng cho ống dẫn khí.
AMS cần được lắp đặt tại một nơi trong ống dẫn khí mà vừa dễ tiếp cận được và vừa giảm thiểu được các ảnh hưởng của sự ngưng tụ, bao bọc, ăn mòn, làm nghẹt và các điều kiện khác có thể tác động bất lợi cho tính năng của AMS. Như đã thảo luận tại Điều 4 của tiêu chuẩn này, nguyên lý vận hành và các bộ phận của một AMS ảnh hưởng đến mức độ mà AMS duy trì độ chính xác ở các điều kiện không lý tưởng và lưu lượng dòng thấp, cả khi AMS chịu dòng khí chứa các giọt nước nhỏ, nồng độ bụi cao, có sự phân tầng trong nhiệt độ hoặc trong dòng khí, các khí ăn mòn, thâm nhập không khí, v.v…
...
Như vậy, theo quy định, Hệ thống đo dòng tự động cần được lắp đặt tại một nơi trong ống dẫn khí mà vừa dễ tiếp cận được và vừa giảm thiểu được các ảnh hưởng của sự ngưng tụ, bao bọc, ăn mòn, làm nghẹt và các điều kiện khác có thể tác động bất lợi cho tính năng của AMS.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?