Phân hóa học là gì? Hồ sơ, trình tự cấp Quyết định công nhận phân hóa học lưu hành tại Việt Nam thế nào?
Phân hóa học là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP giải thích thì phân hóa học, nhóm phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ là các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp;
Phân hóa học được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân hóa học là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân hóa học lưu hành tại Việt Nam gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân hóa học lưu hành tại Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;
c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt);
d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân hóa học lưu hành tại Việt Nam gồm:
- Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mới nhất tại đây.
- Bản thông tin chung về phân hóa học có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;
- Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón không phải khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt 2018);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp đối với phân hóa học nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt 2018, cụ thể:
+ Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
Trình tự cấp Quyết định công nhận phân hóa học lưu hành tại Việt Nam thực hiện như thế nào?
Trình tự cấp Quyết định công nhận phân hóa học lưu hành tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân hóa học lưu hành tại Việt Nam theo hướng dẫn cụ thể trên đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ, trả kết quả
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân hóa học lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
Tải về mẫu Quyết định công nhận phân hóa học lưu hành tại Việt Nam tại đây.
Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyết định công nhận phân hóa học lưu hành tại Việt Nam có thời hạn bao nhiêu năm?
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định thì thời hạn của Quyết định công nhận phân hóa học lưu hành tại Việt Nam là 05 năm.
Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định 84/2019/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?