Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới rừng trên bản đồ được tiến hành như thế nào theo quy định pháp luật?
Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phân định ranh giới rừng trên bản đồ?
Trách nhiệm tổ chức thực hiện được quy định tại Điều 16 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ rừng có trách nhiệm cắm mốc, bảng trên thực địa và quản lý, bảo vệ mốc, bảng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng.
Theo đó, Cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện việc phân định ranh giới rừng trên bản đồ trong phạm vi cả nước.
Lưu ý:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện việc phân định ranh giới rừng trên bản đồ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ rừng có trách nhiệm cắm mốc, bảng trên thực địa và quản lý, bảo vệ mốc, bảng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng.
Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới rừng trên bản đồ được tiến hành như thế nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới rừng trên bản đồ được tiến hành như thế nào?
Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng trên bản đồ được quy định tại Điều 5 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng trên bản đồ
1. Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng làm bản đồ phân định ranh giới rừng.
2. Trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích do chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng; điều chỉnh địa giới hành chính; chuyển nhượng có thay đổi tên chủ rừng, thực hiện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng làm bản đồ phân định ranh giới theo trình tự sau:
a) Cập nhật, thu thập số liệu, tài liệu về sự thay đổi ranh giới, diện tích rừng;
b) Chuyển ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng lên bản đồ hiện trạng rừng.
3. Đơn vị thực hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hiệu chỉnh bản đồ hiện hạng rừng cấp tỉnh;
b) Cơ quan kiểm lâm cấp huyện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện và xã; trường hợp không có cơ quan kiểm lâm cấp huyện, cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh thực hiện.
Theo đó việc phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới rừng trên bản đồ được tiến hành như sau:
- Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng làm bản đồ phân định ranh giới rừng.
- Trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích do chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng; điều chỉnh địa giới hành chính; chuyển nhượng có thay đổi tên chủ rừng, thực hiện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng làm bản đồ phân định ranh giới theo trình tự sau:
+ Cập nhật, thu thập số liệu, tài liệu về sự thay đổi ranh giới, diện tích rừng;
+ Chuyển ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng lên bản đồ hiện trạng rừng.
- Đơn vị thực hiện
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hiệu chỉnh bản đồ hiện hạng rừng cấp tỉnh;
+ Cơ quan kiểm lâm cấp huyện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện và xã; trường hợp không có cơ quan kiểm lâm cấp huyện, cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh thực hiện.
Lưu ý:
Việc phân định ranh giới rừng được quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT dựa trên căn cứ sau đây:
- Bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016.
- Một trong các tài liệu sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định thành lập khu rừng; quyết định giao đất; quyết định thuê đất; quyết định giao rừng; quyết định thuê rừng.
Bên cạnh đó, nội dung phân định ranh giới rừng được quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT như sau:
- Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng trên bản đồ hiện trạng rừng.
- Thiết kế vị trí các mốc, bảng phân định ranh giới trên bản đồ hiện hạng rừng.
Vị trí các bảng phân định ranh giới rừng trên bản đồ được xác định như thế nào?
Vị trí các bảng phân định ranh giới rừng trên bản đồ được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Thiết kế vị trí các mốc, bảng phân định ranh giới của chủ rừng
1. Sử dụng bản đồ phân định ranh giới rừng tại Điều 5 Thông tư này để xác định sơ đồ vị trí mốc, bảng.
2. Vị trí mốc: chỉ xác định vị trí mốc đối với ranh giới tiếp giáp giữa các chủ rừng lân cận tại các vị trí đổi hướng của đường ranh giới, nơi không có điểm đặc trưng, khó phân định ranh giới; không xác định mốc ở những nơi đường ranh giới có các điểm đặc trưng. Khoảng cách giữa các mốc không quá 2.000 m. Trường hợp những nơi giáp khu dân cư có nhiều nguy cơ bị xâm hại, nơi ranh giới khó nhận biết do có quá ít các điểm đặc trưng như vùng đồi bát úp hoặc đất bằng ven biển, khoảng cách các mốc không quá 1.000 m. Số hiệu mốc đánh theo thứ tự từ mốc số 1 đến mốc cuối cùng trên đường ranh giới theo chiều kim đồng hồ.
3. Vị trí bảng: được xác định ở các vị trí có đường giao thông qua lại hoặc nơi gần các khu dân cư, nơi rừng có nguy cơ bị xâm hại cao.
Theo đó, vị trí các bảng phân định ranh giới rừng trên bản đồ được xác định dựa trên bản đồ phân định ranh giới.
Lưu ý:
Vị trí bảng: được xác định ở các vị trí có đường giao thông qua lại hoặc nơi gần các khu dân cư, nơi rừng có nguy cơ bị xâm hại cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?