Phân biệt đối xử với người khác vì lý do tôn giáo có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này có thể bị xử lý như thế nào?

Phân biệt đối xử với người khác vì lý do tôn giáo có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi phân biệt đối xử với người khác vì lý do tôn giáo có thể bị xử lý như thế nào? Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là bao nhiêu?

Phân biệt đối xử với người khác vì lý do tôn giáo có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Theo quy định trên thì trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, pháp luật nghiêm cấm những hành vi như:

- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

+ Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Như vậy, phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, phân biệt đối xử với người khác vì lý do tôn giáo có phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Phân biệt đối xử với người khác vì lý do tôn giáo có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

Phân biệt đối xử với người khác vì lý do tôn giáo có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? (Hình từ internet)

Hành vi phân biệt đối xử với người khác vì lý do tôn giáo có thể bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 về xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

Xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo quy định trên thì người có hành vi phân biệt đối xử với người khác vì lý do tôn giáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:

Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính;
...

Như vậy, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là là 30.000.000 đồng.

Tín ngưỡng tôn giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghi lễ hầu đồng một nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ
Pháp luật
Ngày vía Quán Thế Âm xuất gia 19 tháng 9 âm lịch là ngày mấy dương? Vào thứ mấy? Có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Pháp luật
Phân biệt đối xử với người khác vì lý do tôn giáo có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này có thể bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo không? Cha mẹ có được phép ngăn cản con theo một tôn giáo mà con thích không?
Pháp luật
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có được tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của mình không?
Pháp luật
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì? Việc thực hiện nghĩa vụ của cá nhân trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ như thế nào?
Pháp luật
Người đe dọa dùng vũ lực ép buộc người khác theo một tôn giáo đã bị phạt hành chính còn vi phạm có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
tín ngưỡng
Lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để xem bói lừa tiền bị pháp luật xử phạt ra sao? Lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo trục lợi có chịu trách nhiệm hình sự không?
Khi một bên vợ, chồng không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thì bên còn lại được quyền yêu cầu ly hôn?
Khi một bên vợ, chồng không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thì bên còn lại được quyền yêu cầu ly hôn không?
Pháp luật
Chồng có được ép vợ từ bỏ tôn giáo của vợ không? Ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hành vi lợi dụng hoạt động tín ngưỡng tôn giáo để trục lợi bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tín ngưỡng tôn giáo
514 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tín ngưỡng tôn giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tín ngưỡng tôn giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào