Phạm vi giải quyết công việc của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ và trách nhiệm của Vụ trưởng?
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ?
Trách nhiệm giải quyết những công việc của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ theo Điều 5 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Tổ chức Cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 90/2013/QĐ-TTCP như sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Vụ theo quy định tại Điều 2 của Quy định này và những công việc do lãnh đạo Thanh tra Chính phủ giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả thực hiện công việc được giao.
- Phân công nhiệm vụ, phối hợp hoạt động và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó vụ trưởng, các phòng trực thuộc và cán bộ, công chức trong Vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ được Tổng Thanh tra Chính phủ ủy quyền giải quyết; ký thừa lệnh khi được ủy quyền một số văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ theo quy định tại Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ.
- Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra Chính phủ; duy trì kỷ luật công tác, quản lý, đánh giá và thực hiện công tác thi đua khen thưởng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của Vụ; xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Vụ.
- Phối hợp với vụ trưởng, cục trưởng, thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Thanh tra Chính phủ để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ và thực hiện nhiệm vụ chung của cơ quan theo quy định tại Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ.
- Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Thanh tra Chính phủ. Báo cáo kịp thời với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết, những vấn đề về cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch công tác cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ và của Chính phủ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Thanh tra Chính phủ giao.
Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ (Hình từ Internet)
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ Điều 6 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Tổ chức Cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 90/2013/QĐ-TTCP quy định trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ gồm:
- Giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành công việc của Vụ; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Vụ trưởng.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được Vụ trưởng phân công và ủy quyền.
- Thực hiện chế độ báo cáo đối với Vụ trưởng về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Vụ trưởng, trước lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, về nội dung, hình thức, thể thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ khi xây dựng thể chế?
Theo Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Tổ chức Cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 90/2013/QĐ-TTCP quy định như sau:
- Xây dựng trình Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ; tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức thanh tra;
- Tham mưu cho Tổng Thanh tra Chính phủ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ngành Thanh tra;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng, trình Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để giúp Tổng Thanh tra Chính phủ xây dựng, ban hành các Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra nhà nước;
- Xây dựng, trình Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ quy định mẫu, cấp phát, quản lý việc sử dụng thẻ thanh tra và trang phục, phù hiệu, biển hiệu thanh tra viên;
- Xây dựng, trình Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?