Phạm tội hiếp dâm trẻ em hay tội loạn luân khi chú ruột cưỡng ép cháu gái quan hệ tình dục? Hình phạt nào sẽ được áp dụng?
Trường hợp nào được xem là phạm tội loạn luân?
Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội loạn luân như sau:
"Điều 184. Tội loạn luân
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm."
Người đó cùng dòng máu về trực hệ trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
"Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau."
Phạm tội hiếp dâm trẻ em hay tội loạn luân khi chú ruột cưỡng ép cháu gái quan hệ tình dục?
Theo như quy định về tội loạn luân nêu trên thì hành vi cấu thành tội này là hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
Và hành vi này được hiểu là mang tính tự nguyện giữa hai bên, không có hành vi cưỡng ép, dùng vũ lực,... Trong trường hợp này, khi xét đến tội hiếp dâm thì phải xem tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (con chị nay mới 14 tuổi):
Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:
"Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
..."
Như vậy, trường hợp này có hành vi cưỡng ép (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục) thì không thuộc phạm tội loạn luân, mà thuộc trường hợp hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân theo quy định trên.
Trường hợp này người chú sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Hiếp dâm (Hình từ Internet)
Không yêu cầu truy tố vụ án hiếp dâm trẻ em thì có bị Tòa án truy tố xét xử không?
Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 có quy định:
"Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
..."
Căn cứ theo quy định này thì trường hợp phạm tội quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự thì không thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.
Cho nên trường hợp này dù không có yêu cầu từ người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi thì vụ án hình sự vẫn được khởi tố theo đúng quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sự kiện bồi thường là gì? Có thể điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng tăng lên khi có sự kiện bồi thường không?
- Trẻ dưới 06 tuổi khi cấp thẻ Căn cước có phải tiến hành thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học không?
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?