Phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù được tư vấn những nội dung gì để tái hòa nhập cộng đồng?
Phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù được tư vấn những nội dung gì để tái hòa nhập cộng đồng?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 39/2013/TT-BCA thì phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù được tư vấn nhằm cung cấp kiến thức, định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng.
Nội dung tư vấn bao gồm:
(1) Được tư vấn về các nội dung liên quan tới pháp luật, tâm lý, tình cảm, hôn nhân, gia đình, sức khỏe, phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội.
(2) Tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục hành chính thường gặp sau khi ra tù như:
- Đăng ký thường trú, tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
- Cấp, đổi giấy Chứng minh nhân dân;
- Các thủ tục vay vốn, đăng ký kinh doanh, học nghề và các vấn đề khác có liên quan.
(3) Tư vấn về các nội dung như lao động, việc làm, sử dụng các ngành nghề đã được học, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác có liên quan.
Phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù được tư vấn những nội dung gì để tái hòa nhập cộng đồng? (Hình từ Internet)
Việc tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù để tái hòa nhập cộng đồng được thực hiện riêng đối với từng cá nhân đúng không?
Phương pháp tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2013/TT-BCA như sau:
Phương pháp tư vấn
1. Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức cho phạm nhân trực tiếp trình bày, đăng ký tư vấn, ghi phiếu nêu các nội dung cần được tư vấn hoặc chủ động phát hiện các vướng mắc cần được tư vấn của phạm nhân, từ đó phân công cán bộ có hiểu biết về các lĩnh vực để tư vấn trực tiếp cho phạm nhân. Có thể tư vấn cho từng cá nhân, nhóm hoặc tập thể đông người có cùng nội dung tư vấn.
2. Việc tổ chức tư vấn riêng phải được thực hiện trong các phòng tư vấn. Các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cần bố trí phòng tư vấn có trang bị bàn ghế làm việc và các phương tiện cần thiết phục vụ cho việc tư vấn. Sau mỗi lần tư vấn, cán bộ tư vấn phải ghi chép, theo dõi và đánh giá, báo cáo với lãnh đạo trực tiếp về kết quả thực hiện.
Như vậy, theo quy định, việc tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù để tái hòa nhập cộng đồng có thể thực hiện đối với từng cá nhân, nhóm hoặc tập thể đông người có cùng nội dung tư vấn.
Như vậy, không bắt buộc phải thực hiện riêng đối với từng cá nhân.
Trường hợp tổ chức tư vấn riêng thì phải được thực hiện trong các phòng tư vấn.
Các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cần bố trí phòng tư vấn có trang bị bàn ghế làm việc và các phương tiện cần thiết phục vụ cho việc tư vấn.
Sau mỗi lần tư vấn, cán bộ tư vấn phải ghi chép, theo dõi và đánh giá, báo cáo với lãnh đạo trực tiếp về kết quả thực hiện.
Cán bộ tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù là ai?
Cán bộ tư vấn cho phạm nhân được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 39/2013/TT-BCA như sau:
Cán bộ tư vấn
1. Cán bộ tư vấn cho phạm nhân là lãnh đạo đơn vị, cán bộ các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trình độ từ Trung học hoặc tương đương trở lên, có khả năng thực hiện công tác tư vấn.
2. Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể mời cán bộ của ngành Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Hội Luật gia, Hội Liên hiệp Thanh niên, trường Đại học, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm tư vấn việc làm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan chức năng khác đến tư vấn cho phạm nhân. Những người thuộc Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đến tư vấn cho phạm nhân phải được lãnh đạo cơ quan, tổ chức đó giới thiệu đến làm việc bằng văn bản và được Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đồng ý bố trí tư vấn cho phạm nhân.
Như vậy, theo quy định, cán bộ tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù là lãnh đạo đơn vị, cán bộ các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trình độ từ Trung học hoặc tương đương trở lên, có khả năng thực hiện công tác tư vấn.
Lưu ý: Khi nhận được phiếu đăng ký tư vấn hoặc phát hiện phạm nhân có vấn đề cần tư vấn, Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cử cán bộ tư vấn cho phạm nhân. (theo quy định tại Điều 15 Thông tư 39/2013/TT-BCA )
Những trường hợp cần thiết, nếu không được tư vấn có thể ảnh hưởng xấu đến tư tưởng phạm nhân, đe dọa đến tính mạng của họ hoặc người khác thì phải tư vấn ngay, kể cả ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, lễ, Tết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?