Ông bà có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu khi cha mẹ không thể thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con hay không?
Khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con thì ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu hay không?
Khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con thì ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Và tại khoản 1 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu như sau:
Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
...
Như vậy, theo quy định trên thì ông phải chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cháu trong trường hợp cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con và cháu phải là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc cháu đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi dưỡng mình.
Mức cấp dưỡng nuôi cháu tối thiểu là bao nhiêu?
Tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về mức cấp dưỡng như sau:
Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, khi ông bà thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu, thì các bên có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng với nhau.
Mức cấp dưỡng có thể thay đổi khi có lý do chính đáng và việc thay đổi này do các bên thỏa thuận. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được mức cấp dưỡng, việc thay đổi cấp dưỡng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định mức cấp dưỡng tối thiểu ông bà đối với cháu là bao nhiêu, các bên có thể chủ động thỏa thuận về mức cấp dưỡng này.
Ông bà cấp dưỡng nuôi cháu bằng phương thức nào?
Theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:
Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, ông bà có thể thực hiện cấp dưỡng cho cháu định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc cấp dưỡng một lần.
Theo quy định trên thì các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp trong trường hợp ông bà không đủ khả năng cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi nào chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì có ghi nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu trong một số trường hợp sau đây:
- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình phù hợp với quy định của pháp luật;
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi của một gia đình khác, tức là khi đó họ đã có người nuôi dưỡng khác;
- Người cấp dưỡng nay đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng, hoặc người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng qua đời thì khi đó quan hệ cấp dưỡng cũng sẽ đương nhiên chấm dứt vì nó gắn liền với nhân thân;
- Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn nay đã kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
- Hoặc một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?