OCOP là gì? Sản phẩm OCOP là gì? Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được đặt tại những vị trí nào?
OCOP là gì? Sản phẩm OCOP là gì?
OCOP (One commune one product) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực như nguồn lao động, văn hóa địa phương, trí tuệ, sự sáng tạo,... của địa phương. Từ đó, cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới thông qua các sản phẩm mang tính thương hiệu đặc trưng của từng địa phương, vùng miền.
Sản phẩm OCOP là sản phẩm, dịch vụ tham gia vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP)
Theo Điều 5 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020 thì sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP là sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm và được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận đạt ba (03) sao, bốn (04) sao hoặc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt năm (05) sao theo quy định.
OCOP là gì? Sản phẩm OCOP là gì? (Hình từ Internet)
Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được đặt tại những vị trí nào?
Theo Mục II Tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023-2025 ban hành kèm Quyết định 950/QĐ-BCT năm 2023 thì điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được đặt tại các vị trí có giao thông thuận lợi, đông người qua lại, tập trung nhiều khách du lịch, khu dân cư đông đúc, đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Tại khu vực các cửa hàng ở nhà ga, sân bay, bến xe, bến tàu;
- Tại các trạm; điểm dừng, nghỉ trên cao tốc, quốc lộ;
- Tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ;
- Tại các cửa hàng trong khu du lịch, nhà hàng, khách sạn;
- Tại các khu vực làng nghề, làng nghề truyền thống;
- Tại các khu trung tâm dịch vụ thương mại cấp huyện, cấp xã, các khu, cụm công nghiệp;
- Tại các trung tâm hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
- Tại các Bưu cục/Bưu điện văn hóa xã trên mạng lưới bưu chính công cộng.
Lưu ý: Tiêu chí về trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
- Có bảng hiệu, biểu tượng, biển hiệu nhận diện theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023-2025 ban hành kèm Quyết định 950/QĐ-BCT năm 2023
- Có bố trí quầy (tủ, kệ...) hoặc khu vực phù hợp để trưng bày, bán sản phẩm OCOP.
- Tổng diện tích dành cho giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phù hợp, tối thiểu là 03 (ba) m2.
- Đối với điểm có bán sản phẩm là thực phẩm, phải đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm.
- Việc lựa chọn, thiết kế, xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phải bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
- Có trang thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ mát, kệ, giá...) để bảo quản hàng hóa phù hợp theo yêu cầu đặc thù của sản phẩm.
- Sắp xếp, bố trí các sản phẩm một cách văn minh, khoa học, thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, mua sắm và thanh toán. Khuyến khích thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và ứng dụng phần mềm công nghệ trong quản lý bán hàng tại điểm bán.
Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam là tự nguyên hay bắt buộc?
Căn cứ Điều 6 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020 quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận như sau:
Quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là tự nguyện, không bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân có sản phẩm được công nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam.
2. Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên nhãn hàng hóa, bao bì, phương tiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho sản phẩm được chứng nhận Sản phẩm OCOP phải thực hiện theo quy định sau:
a) Sản phẩm được công nhận ba (03) sao, bốn (04) sao, năm (05) sao phải gắn số sao dưới nhãn hiệu chứng nhận, được quy định cụ thể về quy cách gắn sao tại Phụ lục số 02 kèm theo Quy chế này.
b) Nhãn hiệu chứng nhận phải được đặt ở vị trí trang trọng, dễ nhìn, dễ đọc trên nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm và các tài liệu, phương tiện khác liên quan.
Theo đó, việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là tự nguyện, không bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân có sản phẩm được công nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam.
Lưu ý: Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên nhãn hàng hóa, bao bì, phương tiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho sản phẩm được chứng nhận Sản phẩm OCOP phải thực hiện theo quy định sau:
- Sản phẩm được công nhận ba (03) sao, bốn (04) sao, năm (05) sao phải gắn số sao dưới nhãn hiệu chứng nhận, được quy định cụ thể về quy cách gắn sao tại Phụ lục số 02 kèm theo Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam ban hành kèm Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP năm 2020
- Nhãn hiệu chứng nhận phải được đặt ở vị trí trang trọng, dễ nhìn, dễ đọc trên nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm và các tài liệu, phương tiện khác liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?