Ở Việt Nam thì các ngành công nghiệp nào được lựa chọn ưu tiên phát triển? Mục tiêu phát triển đến năm 2025 là gì?

Em ơi cho anh hỏi: Ở Việt Nam thì các ngành công nghiệp nào được lựa chọn ưu tiên phát triển? Mục tiêu phát triển đến năm 2025 của các ngành công nghiệp Việt Nam là gì? Mong được hỗ trợ giải đáp sớm! Đây là câu hỏi của anh A.Q đến từ Thái Bình.

Ở Việt Nam thì các ngành công nghiệp nào được lựa chọn ưu tiên phát triển?

Ở Việt Nam thì các ngành công nghiệp được lựa chọn ưu tiên phát triển được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 879/QĐ-TTg năm 2014 như sau:

Các nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển như sau:

(1) Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo

- Nhóm ngành Cơ khí và Luyện kim

Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm: máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, ôtô và phụ tùng cơ khí, thép chế tạo. Sau năm 2025, ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm: đóng tàu, kim loại màu và vật liệu mới.

- Nhóm ngành Hóa chất

Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên hóa chất cơ bản, hóa dầu và sản xuất linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên phát triển nhóm ngành hóa dược.

- Nhóm ngành Chế biến nông, lâm, thủy sản

Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực và chế biến gỗ phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến nông sản, xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

- Nhóm ngành Dệt may, Da giầy

Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên sản xuất nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên sản xuất sản phẩm quần áo thời trang, giầy cao cấp.

(2) Ngành Điện tử và Viễn thông

Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên phát triển sản phẩm thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện. Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên phát triển phần mềm, nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế.

(c) Ngành Năng lượng mới và năng lượng tái tạo

Giai đoạn đến năm 2025 thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo như gió, mặt trời, biomass; Giai đoạn sau năm 2025 phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, ưu tiên phát triển các dạng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, sóng biển...

ngành công nghiệp

Các ngành công nghiệp (Hình từ Internet)

Mục tiêu phát triển đến năm 2025 của các ngành công nghiệp Việt Nam là gì?

Mục tiêu phát triển đến năm 2025 của các ngành công nghiệp Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 879/QĐ-TTg năm 2014 như sau:

(1) Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu; đội ngũ lao động có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.

- Đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.

(2) Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 6,5 - 7,0%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,0 - 7,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 đạt 7,5 - 8,0%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 12,5 - 13,0%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11,0 - 12,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 đạt 10,5 - 11,0%/năm.

- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 42 - 43%, năm 2025 chiếm 43 - 44% và năm 2035 chiếm 40 - 41% trong cơ cấu kinh tế cả nước.

- Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu/tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 85 - 88%, sau năm 2025 đạt trên 90%.

- Giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt khoảng 45% tổng GDP, sau năm 2025 đạt trên 50%.

- Chỉ số ICOR công nghiệp giai đoạn 2011 - 2025 đạt 3,5 - 4,0%; giai đoạn 2026 - 2035 đạt 3,0 - 3,5% .

- Hệ số đàn hồi năng lượng/GDP năm 2015 đạt 1,5; năm 2020 đạt 1,0 và đến năm 2035 duy trì ở mức 0,6 - 0,8, tiệm cận với các nước trong khu vực.

- Tỷ lệ phát thải khí nhà kính ngành công nghiệp gia tăng bình quân trong khoảng 4 - 4,5%/năm.

Để thực hiện được các mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam thì cần những giải pháp đột phá nào?

Các giải pháp đột phá được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 Quyết định 879/QĐ-TTg năm 2014 như sau:

- Đổi mới thể chế phát triển công nghiệp

+ Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước nhằm khắc phục, hạn chế sự chồng chéo, bảo đảm chính sách ổn định, nhất quán và đơn giản về thủ tục hành chính khuyến khích phát triển sản xuất.

+ Tăng cường công tác điều phối phát triển theo ngành, vùng và lãnh thổ, nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành nhằm liên kết có hiệu quả giữa các địa phương trong phát triển công nghiệp.

+ Phân cấp hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển công nghiệp.

+ Tạo sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, đặc biệt tập trung nâng cao hơn nữa vai trò cửa khu vực kinh tế tư nhân thông qua việc thực thi có hiệu quả việc bảo hộ quyền sở hữu và bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực.

+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy chuẩn, định mức kỹ thuật phù hợp với chuẩn mực quốc tế

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

+ Tái cơ cấu ngành công nghiệp và tái cấu trúc doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo Đề án đã được phê duyệt.

+ Điều chỉnh kịp thời phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước phù hợp với tình hình cụ thể; hoàn thiện và ban hành tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước theo ngành nghề, lĩnh vực.

+ Xây dựng cơ chế và lộ trình phát triển số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc biệt quan tâm đến nâng tỷ trọng doanh nghiệp lớn và vừa trong cơ cấu hệ thống doanh nghiệp cả nước.

- Phát triển nguồn nhân lực

+ Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp ưu tiên theo từng giai đoạn cụ thể.

+ Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp, trước mắt là tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo chuẩn quốc tế.

+ Đổi mới chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề; Đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp thông qua các chương trình hợp tác đào tạo, tham vấn nội dung chương trình đào tạo, tăng cường thời lượng thực hành.

+ Hoàn thiện thị trường lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm.

- Giải pháp về công nghệ

+ Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm tạo sự đột phá về công nghệ trong sản xuất đối với những ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên.

+ Tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ có đủ năng lực tiếp thu làm chủ công nghệ mới, sáng tạo công nghệ phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên.

+ Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

+ Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để có thể tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số sản phẩm công nghệ cao, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ tầm quốc gia với các đối tác chiến lược.

Chiến lược phát triển công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ở Việt Nam thì các ngành công nghiệp nào được lựa chọn ưu tiên phát triển? Mục tiêu phát triển đến năm 2025 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến lược phát triển công nghiệp
2,409 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chiến lược phát triển công nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chiến lược phát triển công nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào