Ô nhiễm âm thanh được hiểu là như thế nào? Hộ gia đình chăn nuôi gà gây ồn ào có vi phạm pháp luật hay không?
- Ô nhiễm âm thanh là gì? Hộ gia đình chăn nuôi gà gây ồn ào có vi phạm pháp luật hay không?
- Hành vi nuôi gà gây ô nhiễm âm thanh vượt dưới 2dBA bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Hành vi nuôi gà gây ô nhiễm âm thanh vượt dưới 2dBA ngoài phạt cảnh cáo thì có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
Ô nhiễm âm thanh là gì? Hộ gia đình chăn nuôi gà gây ồn ào có vi phạm pháp luật hay không?
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể ô nhiễm âm thanh là gì. Nhưng có thể hiểu ô nhiễm âm thanh là ô nhiễm tiếng ồn, khi tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng bình thường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý, tâm thần. Có thể làm tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ và các tác hại khác. Đặc biệt nguy hại cho người cao tuổi.
Nuôi gà gây ồn ào có vi phạm pháp luật không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về các hành vi gây tiếng ồn bị cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
…
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
…
Tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân
…
2. Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hộ gia đình nuôi gà gây ồn ào, ô nhiễm tiếng ồn là hành vi vi phạm pháp luật.
Ô nhiễm âm thanh là gì? Hộ gia đình chăn nuôi gà gây ồn ào có vi phạm pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Hành vi nuôi gà gây ô nhiễm âm thanh vượt dưới 2dBA bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hành vi nuôi gà gây ô nhiễm âm thanh vượt dưới 2dBA bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi nuôi gà gây ô nhiễm âm thanh vượt dưới 2dBA thì có thể bị phạt cảnh cáo.
Hành vi nuôi gà gây ô nhiễm âm thanh vượt dưới 2dBA ngoài phạt cảnh cáo thì có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
Hành vi nuôi gà gây ô nhiễm âm thanh vượt dưới 2dBA ngoài phạt cảnh cáo thì có bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không, thì theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về tiếng ồn
…
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi nuôi gà gây ô nhiễm âm thanh vượt dưới 2dBA ngoài phạt cảnh cáo thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời, buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?