Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ là ngành nghề như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng thì người học phải có những kiến thức nào?
- Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và thú y (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng là ngành, nghề bao gồm các công việc sản xuất giống, nuôi trồng các nhóm đối tượng thủy sản (cá, giáp xác, động vật thân mềm, rong tảo) thích nghi với thủy vực nước mặn, nước lợ, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Những nhiệm vụ chính của nghề: Sản xuất giống giáp xác, cá biển và động vật thân mềm; sản xuất thức ăn thủy sản; phòng và trị bệnh động vật thủy sản; nuôi tôm biển, cá biển, rong biển và động vật thân mềm; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thủy sản.
Người học sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các vị trí kỹ thuật trong các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản, trại sản xuất giống, vùng nuôi, trang trại nuôi trồng các loài thủy sản nước mặn, nước lợ của các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực thủy sản hoặc tự tạo lập và vận hành trại giống, hệ thống nuôi trồng thủy sản riêng cho bản thân và gia đình.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
Như vậy, nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ là ngành nghề bao gồm các công việc sản xuất giống, nuôi trồng các nhóm đối tượng thủy sản (cá, giáp xác, động vật thân mềm, rong tảo) thích nghi với thủy vực nước mặn, nước lợ, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng thì người học phải có những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được phương pháp lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho trại sản xuất giống và vùng nuôi, cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thủy sản;
- Trình bày được các quy định chung của pháp luật có liên quan đến quản lý việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Phân tích được công dụng, nguyên tắc vận hành, bảo trì, sửa chữa và vệ sinh của các loại máy móc, thiết bị và dụng cụ sử dụng trong trại sản xuất giống và nuôi trồng các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Trình bày được quy trình cải tạo, chuẩn bị hệ thống ương, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Phân tích được đặc điểm sinh học và sinh sản của các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ từ giai đoạn mới nở đến giai đoạn nuôi thương phẩm và nuôi vỗ, cho sinh sản;
- Trình bày được các quy trình nuôi vỗ, cho sinh sản, ương giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Phân tích được ảnh hưởng và phương pháp quản lý các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong quá trình nuôi vỗ bố, mẹ, ương con giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Trình bày được quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng thức ăn công nghiệp cho các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ trong nhà máy chế biến thức ăn thủy sản;
- Trình bày được cách cho ăn và quản lý thức ăn trong quá trình nuôi vỗ bố, mẹ, ương con giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn, nước lợ;
- Trình bày được cách gây nuôi và thu hoạch các loại thức ăn tươi sống sử dụng trong trại sản xuất giống;
- Trình bày được các nguyên tắc về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ nơi làm việc;
- Trình bày được các phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động;
- Tuân thủ và tôn trọng các quy định bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải trước khi xả ra môi trường xung quanh;
- Hình thành được thói quen giữ gìn vệ sinh nơi làm việc trong và sau khi kết thúc công việc.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất, tin học theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng thì người học phải có những kiến thức như trên.
Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Theo đó, người học ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?