Nước mưa có phải tài nguyên nước không? Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức sử dụng nước mưa để bảo vệ tài nguyên nước không?
Nước mưa có phải tài nguyên nước không?
Nước mưa có phải tài nguyên nước không, căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển.
2. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra.
3. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền, hải đảo.
4. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển.
5. Nguồn nước mặt liên quốc gia là nguồn nước mặt phân bố trên lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ quốc gia khác.
6. Nguồn nước mặt liên tỉnh là nguồn nước mặt phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
7. Nguồn nước mặt nội tỉnh là nguồn nước mặt phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
...
Như vậy, Tài nguyên nước sẽ bao gồm:
+ Nước mặt;
+ Nước dưới đất;
+ Nước mưa;
+ Nước biển.
Nước mưa có phải tài nguyên nước không? Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức sử dụng nước mưa để bảo vệ tài nguyên nước không? (Hình từ Internet)
Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức sử dụng nước mưa để bảo vệ tài nguyên nước không?
Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức sử dụng nước mưa để bảo vệ tài nguyên nước không, căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước
...
4. Khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; bảo vệ, phát triển nguồn nước, nguồn sinh thủy; tích trữ nước và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; điều hòa, phân phối tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phục hồi, phát triển nguồn nước; khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; xử lý nước biển thành nước ngọt; thu gom, sử dụng nước mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất; phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
6. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế về tài nguyên nước.
Theo đó, Nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích tổ chức thu gom, sử dụng nước mưa, bổ sung nước nhân tạo dưới đất để bảo vệ tài nguyên nước.
Việc phân phối tài nguyên nước cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Việc phân phối tài nguyên nước cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:
Điều hòa, phân phối tài nguyên nước
1. Việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước cho các mục đích khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải căn cứ vào quy hoạch về tài nguyên nước, kịch bản nguồn nước, hiện trạng, nhu cầu và hạn ngạch khai thác tài nguyên nước có tính đến tác động của biến đổi khí hậu, kết quả hạch toán tài nguyên nước và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm an ninh nguồn nước, công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên cùng một lưu vực sông, giữa thượng lưu với hạ lưu;
b) Ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt; góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân.
Trong trường hợp hạn hán, thiếu nước, căn cứ nguyên tắc, thứ tự ưu tiên được xác định trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh để hạn chế phân phối tài nguyên nước cho các hoạt động sử dụng nhiều nước, chưa cấp thiết và ưu tiên cấp cho sinh hoạt, các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
c) Bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối, ngưỡng khai thác nước dưới đất;
d) Kết hợp hoặc luân phiên khai thác nước mặt với khai thác nước dưới đất, nước mưa; tăng cường việc tích trữ nước mưa.
2. Hoạt động điều hòa, phân phối tài nguyên nước thông qua việc điều tiết chế độ vận hành các đập, hồ chứa, công trình khai thác nước và điều phối hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước trên các lưu vực sông, tầng chứa nước nhằm tối ưu hóa lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước mang lại và hướng tới việc điều hòa, phân phối, điều tiết nguồn nước bằng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định.
...
Như vậy, việc phân phối tài nguyên nước cho mục địch khai thác tài nguyên nước phải cứ vào quy hoạch về tài nguyên nước, kịch bản nguồn nước, hiện trạng, nhu cầu và hạn ngạch khai thác tài nguyên nước có tính đến tác động của biến đổi khí hậu, kết quả hạch toán tài nguyên nước và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Bảo đảm an ninh nguồn nước, công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên cùng một lưu vực sông, giữa thượng lưu với hạ lưu;
+ Ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt; góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân.
Trong trường hợp hạn hán, thiếu nước, căn cứ nguyên tắc, thứ tự ưu tiên được xác định trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh để hạn chế phân phối tài nguyên nước cho các hoạt động sử dụng nhiều nước, chưa cấp thiết và ưu tiên cấp cho sinh hoạt, các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
+ Bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối, ngưỡng khai thác nước dưới đất;
+ Kết hợp hoặc luân phiên khai thác nước mặt với khai thác nước dưới đất, nước mưa; tăng cường việc tích trữ nước mưa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?