NSDLĐ phải thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong trường hợp nào? Và khi có tai nạn lao động chết người thì NSDLĐ cần làm gì?
Trong trường hợp nào thì cần thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động như sau:
"1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
a) Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn Điều tra. [...]”
Như vậy thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 NLĐ thuộc thẩm quyền quản lý của NSDLĐ.
Theo thông tin bạn cung cấp, tình trạng hiện tại của công nhân còn tỉnh táo nên có thể thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 11 như trên, do đó, bên công ty bạn cần thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động.
Chi tiết về phân loại, khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và việc giải quyết chế độ tai nạn lao động cho NLĐ trong trường hợp vụ tai nạn lao động có quyết định khởi tố vụ án hình sự, được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Tiếp theo là vấn đề trách nhiệm khi xảy ra tai nạn lao động: trong trường hợp này, do chưa có kết luận điều tra cụ thể của cơ quan có thẩm quyền nên TVPL chưa thể kết luận chính xác được.
Tai nạn lao động (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của đoàn điều tra tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động như sau:
"1. Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra;
b) Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;
c) Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;
d) Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
2. Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;
b) Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;
c) Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động."
Khi biết tin có NLĐ chết vì tai nạn lao động thì NSDLĐ phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động như sau:
"1. Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thực hiện như sau:
a) Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;
b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại điểm a khoản này làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
c) Đối với các vụ tai nạn, sự cố xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành;
d) Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.
Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan Công an cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn để kịp thời có biện pháp xử lý.
Trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì người phát hiện có trách nhiệm kịp thời khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi xảy ra sự cố kỹ thuật và việc báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 36 của Luật này."
Nội dung này còn được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Như vậy khi biết tin xảy ra tai nạn lao động gây chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 NLĐ trở lên; hoặc, khi xảy ra sự cố mà thuộc một trong các trường hợp: làm chết người, làm bị thương nặng từ 02 người trở lên mà nạn nhân không phải là NLĐ thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, có người lao động bị nạn nhưng chưa rõ thương vong; thì NSDLĐ phải ngay lập tức khai báo (trực tiếp hoặc qua điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động, sự cố; trong trường hợp có gây chết người thì đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện.
Nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?