NSDLĐ cần làm gì khi sử dụng chất nổ để phá dỡ công trình? Nhiệm vụ của người lao động khi phá dỡ công trình?

Trước khi bắt đầu phá dỡ công trình cần làm gì để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng?Người sử dụng lao động cần làm gì khi sử dụng chất nổ để phá dỡ công trình xây dựng? Người lao động phải thực hiện nhiệm vụ phá dỡ công trình xây dựng như thế nào?

Trước khi bắt đầu phá dỡ công trình cần làm gì để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng?

Căn cứ theo quy định tại tiết 2.15.1 tiểu mục 2.15 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD có quy định như sau:

2.15 Phá dỡ công trình
2.15.1 Quy định chung
...
2.15.1.3 Trước khi bắt đầu phá dỡ phải thực hiện các nội dung sau:
a) Kiểm tra để xác nhận không còn người không có nhiệm vụ ở trong công trường;
b) Ngắt tất cả các nguồn và thiết bị cấp điện, khí đốt, nước, hơi nước, các loại khí và nguồn cấp khác cho công trình bị phá dỡ. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng một số nguồn cấp (ví dụ: sử dụng điện, nước), nguồn cấp phải được bao che kín ĐBAT và có người làm nhiệm vụ bảo vệ, giám sát từ bên ngoài công trình bị phá dỡ.

Như vậy, để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng trước khi bắt đầu phá dỡ công trình cần thực hiện những nội dung sau:

(1) Kiểm tra để xác nhận không còn người không có nhiệm vụ ở trong công trường;

(2) Ngắt tất cả các nguồn và thiết bị cấp điện, khí đốt, nước, hơi nước, các loại khí và nguồn cấp khác cho công trình bị phá dỡ.

Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng một số nguồn cấp (sử dụng điện, nước), nguồn cấp phải được bao che kín ĐBAT và có người làm nhiệm vụ bảo vệ, giám sát từ bên ngoài công trình bị phá dỡ.

NSDLĐ cần làm gì khi sử dụng chất nổ để phá dỡ công trình? Nhiệm vụ của người lao động khi phá dỡ công trình?

Người sử dụng lao động cần làm gì khi sử dụng chất nổ để phá dỡ công trình? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động cần làm gì khi sử dụng chất nổ để phá dỡ công trình xây dựng?

Theo quy định tại tiết 2.15.1 tiểu mục 2.15 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD có quy định như sau:

2.15 Phá dỡ công trình
2.15.1 Quy định chung
...
2.15.1.16 Khi sử dụng chất nổ để phá dỡ công trình hoặc một phần công trình, người sử dụng lao động phải xác lập vùng nguy hiểm do vụ nổ gây ra. Việc phá dỡ sử dụng chất nổ phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, các quy định tại 2.17 và các quy định khác của quy chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Khi xác lập vùng nguy hiểm, phải xem thêm các quy định tại 2.1.1.4.
2.15.1.17 Khi sử dụng chất nổ, người sử dụng lao động phải có phương án cụ thể cho việc dọn dẹp, vệ sinh và thoát nạn khi cần thiết. Biện pháp che chắn, bảo vệ vùng nguy hiểm phải đưa ra ở mức độ cao về ĐBAT nhưng không được xem là biện pháp ĐBAT duy nhất.
2.15.1.18 Khi sử dụng các thiết bị như máy xúc, máy ủi để phá dỡ, phải xét đến các đặc điểm, kích thước của kết cấu bị phá dỡ và năng lực của thiết bị sử dụng. Sử dụng máy xúc, ủi xem quy định tại 2.5.
2.15.1.19 Khi sử dụng quả nặng để phá dỡ:
a) Vùng nguy hiểm quanh công trình phải có chiều rộng tối thiểu tính từ điểm tiếp xúc của quả nặng với công trình bằng 1,5 lần chiều cao của công trình được phá dỡ;
CHÚ THÍCH: Xem thêm các quy định về vùng nguy hiểm tại 2.1.1.4.
b) Các quả nặng phải được kiểm soát để không thể va đập vào các kết cấu hoặc công trình khác ở khu vực lân cận công trình bị phá dỡ.

Theo đó, trong trường hợp sử dụng chất nổ để phá dỡ công trình hoặc một phần công trình, người sử dụng lao động phải xác lập vùng nguy hiểm do vụ nổ gây ra.

Việc phá dỡ sử dụng chất nổ phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, các quy định tại 2.17 và các quy định khác của quy chuẩn này.

Bên cạnh đó, khi sử dụng chất nổ, người sử dụng lao động phải có phương án cụ thể cho việc dọn dẹp, vệ sinh và thoát nạn khi cần thiết.

Biện pháp che chắn, bảo vệ vùng nguy hiểm phải đưa ra ở mức độ cao về đảm bảo an toàn nhưng không được xem là biện pháp đảm bảo an toàn duy nhất.

Lưu ý: Khi xác lập vùng nguy hiểm, phải xem thêm các quy định tại 2.1.1.4.

Người lao động phải thực hiện nhiệm vụ phá dỡ công trình xây dựng như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2.15 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD có quy định như sau:

2.15 Phá dỡ công trình
2.15.1 Quy định chung
...
2.15.1.6 Người lao động tham gia phá dỡ chỉ được thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Trước mỗi ca làm việc, người sử dụng lao động phải hướng dẫn cụ thể cho người lao động về nội dung, trình tự, biện pháp thực hiện các công việc và các biện pháp ĐBAT. Tất cả các công việc phá dỡ phải được điều phối, giám sát bởi người có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là người quản lý thi công, quản lý an toàn của nhà thầu và (hoặc) người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).
2.15.1.7 Trường hợp công trình bị phá dỡ có chứa các chất, hóa chất nguy hiểm thì phải thực hiện tẩy độc, làm sạch; khi cần thiết, người lao động phải được trang bị và sử dụng PTBVCN phù hợp, đặc biệt là phương tiện bảo vệ đường hô hấp.
2.15.1.8 Trường hợp công trình bị phá dỡ có chứa các vật liệu, chất dễ cháy và (hoặc) khi phá dỡ có sử dụng thì trước và trong quá trình phá dỡ phải thực hiện các biện pháp ĐBAT sau:
a) PCCC theo quy định tại 2.1.8;
b) Cách ly công trình bị phá dỡ với các công trình hiện hữu lân cận bằng vật liệu chống cháy;
c) Dọn sạch và vận chuyển đi nơi khác các vật liệu, chất dễ cháy trong công trình.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động tham gia phá dỡ chỉ được thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.

Trước mỗi ca làm việc, người sử dụng lao động phải hướng dẫn cụ thể cho người lao động về nội dung, trình tự, biện pháp thực hiện các công việc và các biện pháp đảm bảo an toàn. Tất cả các công việc phá dỡ phải được điều phối, giám sát bởi người có thẩm quyền.

Người có thẩm quyền là người quản lý thi công, quản lý an toàn của nhà thầu và (hoặc) người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

Phá dỡ công trình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy chuẩn phá dỡ công trình trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Pháp luật
NSDLĐ cần làm gì khi sử dụng chất nổ để phá dỡ công trình? Nhiệm vụ của người lao động khi phá dỡ công trình?
Pháp luật
Có được phép phá dỡ công trình là nhà ở để xây nhà mới không? Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Quy định kỹ thuật chung về việc phá dỡ công trình đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng như thế nào?
Pháp luật
Quy định kỹ thuật về việc phá dỡ công trình trong thi công xây dựng: Phá dỡ tường, phá dỡ sàn, phá dỡ kết cấu kim loại, phá dỡ các công trình cao như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phá dỡ công trình
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
307 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phá dỡ công trình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phá dỡ công trình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào