Nồng độ cồn là gì? Điều khiển xe ô tô mà trong hơi thở có nồng độ cồn có thể bị xử phạt lên đến 40 triệu đồng?
Nồng độ cồn là gì?
Nồng độ cồn là một chỉ số đo lượng cồn có trong các loại đồ uống có cồn như rượu, bia...
Nồng độ cồn, hay còn được gọi là nồng độ ethanol, đề cập đến lượng cồn có trong máu sau khi tiêu thụ các loại đồ uống chứa cồn.
Nồng độ cồn được đo bằng số mililit ethanol nguyên chất trong 100 mililit dung dịch ở nhiệt độ 20 độ C.
Quá trình đo lường nồng độ cồn trong máu là một phần quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông và sức khỏe cá nhân.
Để tính toán nồng độ cồn trong máu, người ta xem xét một số yếu tố cơ bản như giới tính, cân nặng, tỷ lệ cồn và khối lượng cồn đã uống.
Thông thường, khoảng thời gian từ 30 đến 70 phút sau khi tiêu thụ đồ uống có cồn được chọn để đo lường nồng độ cồn trong máu, bởi lúc này cồn đã được hấp thụ và lan tỏa đến khắp cơ thể.
Việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019).
Nồng độ cồn là gì? (Hình từ Internet)
Điều khiển xe ô tô mà trong hơi thở có nồng độ cồn có thể bị xử phạt lên đến 40 triệu đồng đúng không?
Hình thức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe ô tô mà trong hơi thở có nồng độ cồn được quy định tại khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
...
Theo quy đinh trên thì người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì có thể bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Như vậy, không phải trường hợp nào điều khiển xe ô tô mà trong hơi thở có nồng độ cồn cũng đều bị xử phạt 40 triệu.
Trong trường hợp điều khiển xe ô tô mà trong hơi thở có nồng độ vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì mới có thể bị xử phạt đến 40 triệu.
Điều khiển xe ô tô mà trong hơi thở có nồng độ vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe bao lâu?
Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, điểm b khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, theo quy định, trường hợp điều khiển xe ô tô mà trong hơi thở có nồng độ vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?