Nối vị tràng được hiểu như thế nào? Sẽ cần phải chuẩn bị những gì để đảm bảo an toàn cho người bệnh?
Nối vị tràng được hiểu như thế nào?
Nối vị tràng là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nối vị tràng ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
NỐI VỊ TRÀNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Nối vị tràng phải theo 3 nguyên tắc: 1. ở vị trí thấp nhất, 2. thuận chiều như động, 3. miệng nối đủ rộng. Hiện nay nối vị tràng áp dụng nhiều trong bệnh lý ung thư, cho nên việc chọn vị trí thấp nhất phải dựa vào vị trí tổn thương, không giống như trong tổn thương loét hành tá tràng.
...
Theo đó, có thể thấy rằng nối vị tràng phải theo 3 nguyên tắc:
1. ở vị trí thấp nhất,
2. thuận chiều như động,
3. miệng nối đủ rộng.
Hiện nay nối vị tràng áp dụng nhiều trong bệnh lý ung thư, cho nên việc chọn vị trí thấp nhất phải dựa vào vị trí tổn thương, không giống như trong tổn thương loét hành tá tràng.
Nối vị tràng (Hình từ Internet)
Nối vị tràng sẽ chỉ định thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nối vị tràng ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
NỐI VỊ TRÀNG
...
II. CHỈ ĐỊNH
Hẹp môn vị do loét hành tá tràng xơ chai, đóng mỏm tá tràng nguy cơ cao. Chèn ép tá tràng do các khối u vùng tá tràng đầu tụy không có khả năng cắt bỏ Những trường hợp khối u phần thấp dạ dày gây hẹp đường xuống, xâm lấn tổ chức xung quanh không còn khả năng cắt bỏ hay do người bệnh có thể trạng kém, bệnh lý kèm theo không cho phép kéo dài thời gian mổ, có thể nối vị tràng cho người bệnh ăn uống được.
...
Theo đó, có thể thấy rằng việc nối vị tràng sẽ thực hiện khi người bệnh bị hẹp môn vị do loét hành tá tràng xơ chai, đóng mỏm tá tràng nguy cơ cao.
Chèn ép tá tràng do các khối u vùng tá tràng đầu tụy không có khả năng cắt bỏ.
Những trường hợp khối u phần thấp dạ dày gây hẹp đường xuống, xâm lấn tổ chức xung quanh không còn khả năng cắt bỏ hay do người bệnh có thể trạng kém, bệnh lý kèm theo không cho phép kéo dài thời gian mổ, có thể nối vị tràng cho người bệnh ăn uống được.
Nối vị tràng sẽ cần phải chuẩn bị những gì để đảm bảo an toàn cho người bệnh?
Căn cứ theo Mục IV Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nối vị tràng ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
NỐI VỊ TRÀNG
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên chính chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
- 02 phẫu thuật viên phụ
- 01 bác sỹ gây mê
- Kíp dụng cụ viên, chạy ngoài, phụ mê: 03 điều dưỡng
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,… trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân
- Kháng sinh dự phòng
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, chỉ khâu, máy cắt nối…
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 phút
...
Theo đó, có thể thấy rằng trước khi thực hiện nối vị tràng thì cần phải thực hiện qua các bước chuẩn bị như sau:
Bước 1. Chuẩn bị về người thực hiện:
- Phẫu thuật viên chính chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
- 02 phẫu thuật viên phụ
- 01 bác sỹ gây mê
- Kíp dụng cụ viên, chạy ngoài, phụ mê: 03 điều dưỡng
Bước 2. Chuẩn bị cho người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,… trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân
- Kháng sinh dự phòng
Bước 3. Chuẩn bị về phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, chỉ khâu, máy cắt nối…
Bước 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 phút.
Như vậy, có thể thấy rằng trước khi thực hiện nối vị tràng thì phải thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị như trên để đảm bảo an toàn, sẵn sàng thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?