Nơi tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là trụ sở cơ quan thì cần đáp ứng điều kiện gì do luật định?
Nơi tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là trụ sở cơ quan thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
4. Đối với nơi tạm giữ là trụ sở cơ quan thì phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm khô ráo, thoáng khí; có hệ thống thiết bị chiếu sáng, trang bị phương tiện, thiết bị phù hợp.
Chiếu theo quy định này, nếu nơi tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là trụ sở cơ quan thì phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm khô ráo, thoáng khí; có hệ thống thiết bị chiếu sáng, trang bị phương tiện, thiết bị phù hợp.
Nơi tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là nhà, kho, bãi thì cần đáp ứng điều kiện gì theo luật định? (hình từ Internet)
Bố trí nơi tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được quy định ra sao?
Tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về việc bố trí nơi tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
5. Bố trí nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ, tịch thu
a) Bố trí nơi tạm giữ chung: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chung của nhiều cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ở địa phương mình với hình thức, quy mô thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
b) Bố trí nơi tạm giữ riêng: Đối với cơ quan thường xuyên phải tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức xây dựng nơi tạm giữ riêng cho cơ quan đó;
c) Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu chưa đủ điều kiện để xây dựng nơi tạm giữ hoặc quy mô xây dựng, điều kiện an toàn nơi tạm giữ không đủ, không bảo đảm để quản lý, bảo quản hết tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể thuê nơi tạm giữ. Mức thuê, giá thuê theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức giá theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khi thuê nơi tạm giữ phải ký kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự;
d) Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu với số lượng ít hoặc tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là những vật nhỏ, gọn mà xét thấy không cần thiết phải chuyển đến nơi tạm giữ là nhà, kho, bến, bãi thì người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện đó tại trụ sở cơ quan của mình. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải bố trí và giao tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho người trực tiếp quản lý để quản lý, bảo quản.
Sắp xếp người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về việc sắp xếp người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý nơi tạm giữ chung hoặc giao cho một cơ quan quản lý. Cơ quan có nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu hoặc được giao quản lý nơi tạm giữ chung phải bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, cụ thể như sau:
+ Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nơi tạm giữ riêng của một cơ quan thì thủ trưởng cơ quan đó bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
+ Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nơi tạm giữ chung của nhiều cơ quan khác nhau ở địa phương thì việc bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trên cơ sở đề xuất thống nhất giữa các cơ quan ở địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?