Nội dung xét tuyển viên chức quốc phòng bao gồm những gì? Mẫu Đơn tự nguyện phục vụ quân đội theo chế độ viên chức quốc phòng mới nhất?
Hội đồng tuyển dụng viên chức quốc phòng gồm có những ai?
Hội đồng tuyển dụng viên chức quốc phòng theo Điều 19 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định như sau:
Hội đồng tuyển dụng
1. Hội đồng tuyển dụng, gồm:
a) Chủ tịch: Chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
b) Phó Chủ tịch: Chỉ huy cơ quan tham mưu.
c) Ủy viên: Thủ trưởng cơ quan quân lực, bảo vệ an ninh, quân y và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan.
d) Thư ký: Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ cơ quan Quân lực.
đ) Cơ quan thường trực: Cơ quan Quân lực.
2. Khi tổ chức tuyển dụng, nếu số người đăng ký trong cùng một kỳ tuyển dụng từ 30 người trở xuống thì không phải thành lập Hội đồng tuyển dụng, chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng giao cơ quan quân lực chủ trì, phối hợp với cơ quan bảo vệ an ninh, cơ quan quân y và các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức thực hiện.
...
Như vậy, Hội đồng tuyển dụng viên chức quốc phòng gồm có:
- Chủ tịch: Chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
- Phó Chủ tịch: Chỉ huy cơ quan tham mưu.
- Ủy viên: Thủ trưởng cơ quan quân lực, bảo vệ an ninh, quân y và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan.
- Thư ký: Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ cơ quan Quân lực.
- Cơ quan thường trực: Cơ quan Quân lực.
>> Lưu ý:
Khi tổ chức tuyển dụng, nếu số người đăng ký trong cùng một kỳ tuyển dụng từ 30 người trở xuống thì không phải thành lập Hội đồng tuyển dụng, chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng giao cơ quan quân lực chủ trì, phối hợp với cơ quan bảo vệ an ninh, cơ quan quân y và các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức thực hiện.
Đơn tự nguyện phục vụ quân đội theo chế độ viên chức quốc phòng (Hình từ Internet)
Mẫu Đơn tự nguyện phục vụ quân đội theo chế độ viên chức quốc phòng mới nhất? Tải Mẫu ở đâu?
Mẫu Đơn tự nguyện phục vụ quân đội theo chế độ viên chức quốc phòng mới nhất theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 241/2017/TT-BQP cụ thể:
>> Tải Mẫu Đơn tự nguyện phục vụ quân đội theo chế độ viên chức quốc phòng mới nhất tại đây.
>> Tải Mẫu Sơ yếu lý lịch tự thuật của người xin tuyển dụng viên chức quốc phòng mới nhất tại đây.
>> Tải Đơn xin tuyển dụng viên chức quốc phòng
Nội dung xét tuyển viên chức quốc phòng bao gồm những gì?
Nội dung xét tuyển viên chức quốc phòng căn cứ vào Điều 20 Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định như sau:
* Kiểm tra hồ sơ đăng ký tuyển dụng, văn bằng, chứng chỉ của từng người, đối chiếu với các điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu vị trí chức danh của viên chức quốc phòng.
* Xét kết quả học tập của người đăng ký tuyển dụng, thực hiện như sau:
- Điểm học tập được xác định bằng điểm trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập (khóa đào tạo) ở trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
- Điểm tốt nghiệp ở trình độ đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1, cụ thể:
Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả của các môn thi tốt nghiệp.
+ Trường hợp có điểm luận văn tốt nghiệp, điểm khóa luận tốt nghiệp, điểm đồ án tốt nghiệp thì điểm tốt nghiệp được xác định là điểm luận văn tốt nghiệp hoặc điểm khóa luận tốt nghiệp hoặc điểm đồ án tốt nghiệp.
+ Trường hợp có bằng tốt nghiệp đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ theo hình thức liên thông ở trình độ nào thì điểm tốt nghiệp được xác định bằng điểm tốt nghiệp ở trình độ đào tạo đó.
- Trường hợp bảng điểm do cơ sở giáo dục đào tạo xác định không đầy đủ hoặc không xác định được điểm hoặc không có bảng điểm thì điểm học tập được quy đổi theo xếp loại hoặc xếp hạng bằng, chứng chỉ tốt nghiệp và theo thang điểm 100, tính hệ số 1, như sau:
+ Bằng, chứng chỉ tốt nghiệp xếp loại, xếp hạng trung bình hoặc không xếp loại, xếp hạng, được tính điểm học tập bằng 50 điểm, điểm tốt nghiệp bằng 50 điểm.
+ Bằng, chứng chỉ tốt nghiệp xếp loại, xếp hạng trung bình khá, được tính điểm học tập bằng 60 điểm, điểm tốt nghiệp bằng 60 điểm.
+ Bằng, chứng chỉ tốt nghiệp xếp loại, xếp hạng khá, được tính điểm học tập bằng 70 điểm, điểm tốt nghiệp bằng 70 điểm.
+ Bằng, chứng chỉ tốt nghiệp xếp loại, xếp hạng giỏi, được tính điểm học tập bằng 80 điểm, điểm tốt nghiệp bằng 80 điểm.
+ Bằng, chứng chỉ tốt nghiệp xếp loại, xếp hạng xuất sắc, được tính điểm học tập bằng 90 điểm, điểm tốt nghiệp bằng 90 điểm.
- Trường hợp đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp, được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
* Kết quả học tập là tổng số điểm của điểm học tập và điểm tốt nghiệp quy định tại điểm a, b hoặc điểm d khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?