Nội dung rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những gì?
- Nội dung rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những gì?
- Đơn vị nào có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính?
- Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
Nội dung rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những gì?
Căn cứ Điều 20 Quy chế phối hợp trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5456/QĐ-BGDĐT năm 2014 quy định nội dung rà soát, đánh giá thủ tục hành chính như sau:
Nội dung rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
1. Sự cần thiết của TTHC và các quy định có liên quan đến TTHC.
2. Sự phù hợp của TTHC và các quy định có liên quan đến TTHC với mục tiêu quản lý nhà nước và những thay đổi về kinh tế - xã hội, công nghệ và các điều kiện khách quan khác.
3. Đánh giá tính đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện; phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện TTHC; tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.
4. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về TTHC; tính liên thông giữa các TTHC liên quan, thực hiện phân công, phân cấp trong quy định thẩm quyền giải quyết TTHC.
5. Tính công khai, minh bạch của TTHC.
Như vậy, theo quy định, nội dung rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:
(1) Sự cần thiết của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính.
(2) Sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính với mục tiêu quản lý nhà nước và những thay đổi về kinh tế - xã hội, công nghệ và các điều kiện khách quan khác.
(3) Đánh giá tính đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện;
Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước;
Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.
(4) Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính;
Tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp trong quy định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.
(5) Tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính.
Nội dung rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những gì? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy chế phối hợp trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5456/QĐ-BGDĐT năm 2014 quy định về xây dựng kế hoạch rà soát thủ tục hành chính như sau:
Xây dựng kế hoạch rà soát thủ tục hành chính
1. Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Bộ.
2. Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC được xây dựng dựa trên một số căn cứ sau:
a) Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Theo yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ;
c) Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
...
Như vậy, theo quy định thì Vụ Pháp chế là đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Bộ.
Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Quy chế phối hợp trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5456/QĐ-BGDĐT năm 2014 quy định về xây dựng kế hoạch rà soát thủ tục hành chính như sau:
Xây dựng kế hoạch rà soát thủ tục hành chính
1. Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Bộ.
2. Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC được xây dựng dựa trên một số căn cứ sau:
a) Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Theo yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ;
c) Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
d) Rà soát các văn bản do địa phương ban hành để hướng dẫn thực hiện các TTHC có liên quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
3. Nội dung Kế hoạch phải xác định rõ TTHC hoặc nhóm TTHC cần rà soát, đánh giá, cơ quan thực hiện, thời gian thực hiện, căn cứ lựa chọn và dự kiến sản phẩm.
4. Kế hoạch rà soát TTHC có thể được lồng ghép, tích hợp trong kế hoạch kiểm soát TTHC hàng năm của Bộ.
Như vậy, theo quy định thì kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được xây dựng dựa trên một số căn cứ sau:
(1) Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
(2) Theo yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ;
(3) Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
(4) Rà soát các văn bản do địa phương ban hành để hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?