Nội dung quản lý thuế có bao gồm xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế? Nếu có thì cơ quan quản lý thuế có quyền xử phạt không?
Nội dung quản lý thuế có bao gồm xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Nội dung quản lý thuế
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
2. Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
3. Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
4. Quản lý thông tin người nộp thuế.
5. Quản lý hóa đơn, chứng từ.
6. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
7. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
8. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
10. Hợp tác quốc tế về thuế.
11. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Như vậy, nội dung quản lý thuế bao gồm xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định.
Nội dung quản lý thuế có bao gồm xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế? Nếu có thì cơ quan quản lý thuế có quyền xử phạt không? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý thuế có quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế không?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật Quản lý thuế 2019, cơ quan quản lý thuế có các quyền hạn sau đây:
(1) Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
(2) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
(3) Kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
(4) Ấn định thuế.
(5) Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
(6) Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
(7) Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
(8) Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Chính phủ.
(9) Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.
(10) Mua thông tin, tài liệu, dữ liệu của các đơn vị cung cấp trong nước và ngoài nước để phục vụ công tác quản lý thuế; chi trả chi phí ủy nhiệm thu thuế từ tiền thuế thu được hoặc từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, cơ quan quản lý thuế có quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền, có quyền công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế và các quyền hạn khác theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Quản lý thuế 2019 thì tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
07 nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định như thế nào?
07 nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định tại Điều 136 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
(1) Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
(2) Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
(3) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.
(4) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế.
(5) Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 50 và Điều 52 của Luật Quản lý thuế 2019 thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.
(6) Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử nếu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử xác định rõ hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế của người nộp thuế thì thông báo này là biên bản vi phạm hành chính làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt.
(7) Trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biểu đánh giá chấm điểm thành tích công tác đột xuất cá nhân của Bộ Nội vụ? Mức tiền thưởng cá nhân có thành tích công tác đột xuất?
- Giám sát kiểm tra trên môi trường điện tử là gì? Trách nhiệm giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử?
- Mẫu báo cáo sơ kết công tác Đội học kì 1 2024? Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì?
- Chủ nợ phát tán lan truyền clip 18+ của con nợ lên mạng xã hội phạm tội gì? Có phải tội rất nghiêm trọng không?
- Mẫu dự thi cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ vii? Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp bài mẫu?