Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP có bao gồm tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế không?
- Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP có bao gồm tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế không?
- Quản lý đầu tư theo phương thức PPP có cần phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia không?
- Nội dung chính của hợp đồng dự án PPP có phải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đầu tư theo phương thức PPP không?
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP có bao gồm tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế không?
Căn cứ Điều 8 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP
1. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư.
5. Tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế về đầu tư theo phương thức PPP.
6. Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc về thủ tục theo đề nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP khi thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
Theo quy định trên, tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế về đầu tư theo phương thức PPP là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP.
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP có bao gồm tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế không? (Hình từ internet)
Quản lý đầu tư theo phương thức PPP có cần phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia không?
Căn cứ Điều 7 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức PPP như sau:
Nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức PPP
1. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước trong dự án PPP.
3. Việc thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước, giám sát dự án PPP phải bảo đảm không làm cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh bình thường của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
4. Bảo đảm đầu tư công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững và hiệu quả.
5. Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng.
Theo quy định trên, việc quản lý đầu tư theo phương thức PPP phải đáp ứng nguyên tắc phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Nội dung chính của hợp đồng dự án PPP có phải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đầu tư theo phương thức PPP không?
Căn cứ Điều 9 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định
Công khai, minh bạch trong đầu tư theo phương thức PPP
1. Các thông tin phải được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Thông tin về quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP;
b) Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
c) Thông tin về nhà đầu tư được lựa chọn, doanh nghiệp dự án PPP;
d) Nội dung chính của hợp đồng dự án PPP bao gồm: tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; loại hợp đồng; thời hạn thực hiện dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; hình thức và địa điểm thu giá, phí (nếu có) và các thông tin cần thiết khác;
đ) Giá trị quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP trong trường hợp có sử dụng vốn đầu tư công;
e) Văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP;
g) Cơ sở dữ liệu về nhà đầu tư;
h) Thông tin giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
2. Ngoài việc công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền.
3. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác
Như vậy, nội dung chính của hợp đồng dự án PPP là một trong những thông tin phải được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Nội dung chính của hợp đồng dự án PPP bao gồm: tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; loại hợp đồng; thời hạn thực hiện dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; hình thức và địa điểm thu giá, phí (nếu có) và các thông tin cần thiết khác.
Ngoài việc công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, nội dung chính của hợp đồng dự án PPP phải được công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền và được khuyến khích đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục xem xét cho vay trực tiếp khi nào?
- Tổng quát về hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào? Nền giáo dục Việt Nam lấy gì làm nền tảng?
- Mức kinh phí dự thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do ai quyết định?
- Nhà nước có cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho thời gian thuê đối với dự án đầu tư sản xuất nuôi trồng thủy sản không?
- Kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra phải đảm bảo những căn cứ nào? Thời hạn kiểm tra tối đa là bao lâu?