Nội dung quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp gồm những gì? Bộ trưởng có thẩm quyền như thế nào trong việc nâng ngạch công chức?
- Quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp có những nội dung nào?
- Để quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng có thẩm quyền như thế nào trong việc nâng ngạch công chức?
- Để quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng có trách nhiệm như thế nào?
Quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp có những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
Nội dung quản lý công chức, viên chức và người lao động
Nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục quy định tại Quy chế này bao gồm:
1. Quản lý vị trí việc làm, cơ cấu công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; biên chế, số lượng người làm việc;
2. Quản lý tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành;
3. Quy hoạch, đánh giá, phân loại công chức, viên chức;
4. Tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức;
5. Phân công công việc, thuyên chuyển, điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác;
6. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ;
7. Chuyển ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; thi, xét nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
8. Nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, cho hưởng phụ cấp, kéo dài thời gian công tác, tinh giản biên chế, cho thôi việc, nghỉ không hưởng lương, nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức;
9. Quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ;
10. Kỷ luật công chức, viên chức, người lao động;
11. Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức, người lao động;
12. Cử công chức, viên chức tham gia công tác ở trong nước;
13. Công tác kê khai tài sản, thu nhập;
14. Báo cáo, thống kê công chức, viên chức;
15. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về công chức, viên chức và người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
16. Các nội dung quản lý công chức, viên chức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nội dung quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục quy định gồm những nội dung cụ thể trên.
Quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Để quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng có thẩm quyền như thế nào trong việc nâng ngạch công chức?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 quy định Thẩm quyền của Bộ trưởng như sau:
Thẩm quyền của Bộ trưởng
Bộ trưởng quản lý toàn diện về chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, quyết định các nội dung cụ thể sau đây:
...
5. Về xét chuyển, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, nâng ngạch công chức:
a) Quyết định xét chuyển chức danh nghề nghiệp ở hạng I đối với viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục;
b) Phê duyệt văn bản của Bộ Tư pháp gửi Bộ Nội vụ để phê duyệt Đề án tổ chức thi hoặc xét thăng hạng, danh sách viên chức đủ điều kiện dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành do Bộ Tư pháp quản lý;
c) Phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục từ hạng II lên hạng I theo quy định của pháp luật; tổ chức thi nâng ngạch công chức theo quy định của pháp luật; phê duyệt danh sách cử công chức, viên chức đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I và danh sách cử công chức tham dự thi nâng ngạch công chức lên ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và tương đương do các Bộ, ngành khác tổ chức;
d) Đề nghị Bộ Nội vụ bổ nhiệm, chuyển ngạch, xếp lương chuyên viên cao cấp và tương đương đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý toàn diện về chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ công chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục.
Về nâng ngạch công chức, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức theo quy định của pháp luật; phê duyệt danh sách cử công chức tham dự thi nâng ngạch công chức lên ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và tương đương do các Bộ, ngành khác tổ chức;
Đồng thời, đề nghị Bộ Nội vụ bổ nhiệm, chuyển ngạch, xếp lương chuyên viên cao cấp và tương đương đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo.
Để quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ trưởng
1. Quyết định các nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý công chức, viên chức của Bộ.
2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung được phân công, phân cấp cho Thứ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị.
3. Xem xét, xử lý đối với các trường hợp không thực hiện đúng thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định về quản lý công chức, viên chức của Đảng, Nhà nước, của Bộ và các quy định tại Quy chế này.
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?