Nội dung quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh truyền hình gồm những gì? Đối tượng nào có trách nhiệm quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh truyền hình?
Dịch vụ phát thanh truyền hình gồm bao nhiêu loại dịch vụ?
Nội dung quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh truyền hình gồm những gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại dịch vụ phát thanh, truyền hình
1. Các loại dịch vụ phát thanh, truyền hình, bao gồm:
a) Dịch vụ truyền hình mặt đất: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất kỹ thuật số để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
b) Dịch vụ truyền hình cáp: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình cáp áp dụng các công nghệ khác nhau để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ, gồm: Dịch vụ truyền hình cáp tương tự; dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số; dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV);
c) Dịch vụ truyền hình qua vệ tinh: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình qua vệ tinh để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
d) Dịch vụ truyền hình di động: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình di động mặt đất, truyền hình di động qua vệ tinh, truyền hình qua mạng viễn thông di động mặt đất để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
đ) Dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng kết nối mạng Internet thông qua các địa chỉ tên miền của trang thông tin điện tử hoặc địa chỉ Internet xác định do Việt Nam quản lý, gồm cả ứng dụng Internet.
Theo đó, dịch vụ phát thanh truyền hình bao gồm 05 loại dưới đây:
- Dịch vụ truyền hình mặt đất: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất kỹ thuật số để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
- Dịch vụ truyền hình cáp: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình cáp áp dụng các công nghệ khác nhau để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ, gồm: Dịch vụ truyền hình cáp tương tự; dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số; dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV);
- Dịch vụ truyền hình qua vệ tinh: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình qua vệ tinh để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
- Dịch vụ truyền hình di động: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình di động mặt đất, truyền hình di động qua vệ tinh, truyền hình qua mạng viễn thông di động mặt đất để cung cấp các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ;
- Dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet: Là loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng kết nối mạng Internet thông qua các địa chỉ tên miền của trang thông tin điện tử hoặc các địa chỉ Internet xác định do Việt Nam quản lý để truyền tải các kênh chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ.
Nội dung quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh truyền hình gồm những gì?
Theo Điều 3 Thông tư 24/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Nội dung quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình
1. Công bố chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
2. Báo cáo chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
3. Công khai thông tin về chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
4. Giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Theo đó, quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình bao gồm những nội dung sau:
- Công bố chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
- Báo cáo chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
- Công khai thông tin về chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
- Giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Đối tượng nào có trách nhiệm quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh truyền hình?
Theo Điều 4 Thông tư 24/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình
1. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử là cơ quan được Bộ Thông tin và Truyền thông giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình trên phạm vi toàn quốc. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình tại các địa phương.
2. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình tại địa phương, có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Kiểm tra, phát hiện và phản ánh các vấn đề tồn tại về chất lượng dịch vụ trên địa bàn; báo cáo và đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông các biện pháp xử lý.
3. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình do đơn vị cung cấp:
a) Chấp hành các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b) Đảm bảo và duy trì chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình như mức đã công bố. Khi có sự cố hoặc khi phát hiện mức chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình thấp hơn mức đã công bố phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng dịch vụ;
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình cung cấp cho người sử dụng dịch vụ theo hợp đồng sử dụng dịch vụ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình do đơn vị cung cấp:
- Chấp hành các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Đảm bảo và duy trì chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình như mức đã công bố. Khi có sự cố hoặc khi phát hiện mức chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình thấp hơn mức đã công bố phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng dịch vụ;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình cung cấp cho người sử dụng dịch vụ theo hợp đồng sử dụng dịch vụ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?