Nội dung quản lý cán bộ Ngân hàng Nhà nước gồm mấy nội dung chính? Thẩm quyền quản lý của Thống đốc NHNN?
Nội dung quản lý cán bộ Ngân hàng Nhà nước gồm mấy nội dung chính?
Theo Điều 2 Quy chế phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức ban hành kèm theo Quyết định 1363/QĐ-NHNN năm 2004 quy định như sau:
Nội dung quản lý cán bộ
1. Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ;
2. Tổ chức việc thực hiện quản lý, sử dụng và phân công, phân cấp quản lý cán bộ;
3. Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, nhận xét và thực hiện chính sách đối với cán bộ;
4. Kiểm tra công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại tố cáo về cán bộ.
Theo quy định nêu trên thì nội dung quản lý cán bộ Ngân hàng Nhà nước gồm 04 nội dung chính, cụ thể:
- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ;
- Tổ chức việc thực hiện quản lý, sử dụng và phân công, phân cấp quản lý cán bộ;
- Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, nhận xét và thực hiện chính sách đối với cán bộ;
- Kiểm tra công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại tố cáo về cán bộ.
Nội dung quản lý cán bộ NHNN gồm mấy nội dung chính? Thẩm quyền quản lý của Thống đốc NHNN? (Hình từ Internet)
Phân cấp quản lý cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước theo nguyên tắc như thế nào?
Theo Điều 3 Quy chế phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức ban hành kèm theo Quyết định 1363/QĐ-NHNN năm 2004 quy định như sau:
Nguyên tắc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức (gọi tắt là cán bộ, công chức) Ngân hàng theo nguyên tắc:
1. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn quản lý cán bộ, công chức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
2. Bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu (sau đây gọi chung là Thủ trưởng);
3. Các quyết định về cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
4. Cấp dưới phải chấp hành quyết định của cấp trên về cán bộ và quản lý cán bộ, cán bộ, công chức phải chấp hành nghiêm túc các quyết định;
5. Trường hợp Thủ trưởng đi vắng, Phó Thủ trưởng được uỷ quyền ký thay các quyết định về nhân sự sau khi đã thống nhất trong tập thể lãnh đạo.
Căn cứ trên quy định Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng theo nguyên tắc:
- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn quản lý cán bộ, công chức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu (sau đây gọi chung là Thủ trưởng);
- Các quyết định về cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
- Cấp dưới phải chấp hành quyết định của cấp trên về cán bộ và quản lý cán bộ, cán bộ, công chức phải chấp hành nghiêm túc các quyết định;
- Trường hợp Thủ trưởng đi vắng, Phó Thủ trưởng được uỷ quyền ký thay các quyết định về nhân sự sau khi đã thống nhất trong tập thể lãnh đạo.
Thẩm quyền quản lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được quy định ra sao?
Theo Điều 5 Quy chế phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức ban hành kèm theo Quyết định 1363/QĐ-NHNN năm 2004 quy định về thẩm quyền quản lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
Thẩm quyền quản lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
1. Quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước trừ các đối tượng thuộc diện quản lý của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước;
2. Quản lý và trực tiếp quyết định việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước; Phó Giám đốc, Chánh Thanh tra Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phó thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc (trừ Giám đốc Nhà máy in tiền Quốc gia), Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp độc lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước; Kế toán trưởng các Ngân hàng thương mại Nhà nước; bổ nhiệm Thanh tra viên, Kiểm soát viên Ngân hàng;
3. Quyết định lương, đào tạo, bồi dưỡng, nghỉ hưu và ký các Quyết định về mặt nhà nước về bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý quy định tại Khoản 2, Điều 4 sau khi có Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước hoặc ý kiến hiệp y của cấp có thẩm quyền đối với Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?