Nội dung phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thủy điện được quy định như thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến việc ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thủy điện. Cho tôi hỏi nội dung phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thủy điện được quy định như thế nào? Trình tự thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của chị Minh Tuyết ở Đồng Nai.

Nội dung phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thủy điện được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp như sau:

Phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
...
1. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.
..
3. Nội dung chính của phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
a) Kịch bản vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập;
b) Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;
c) Các tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập; dự kiến và kế hoạch ứng phó ở công trình đầu mối;
d) Thống kê các đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng theo các kịch bản;
đ) Quy định về chế độ, phương thức thông tin, cảnh báo, báo động đến chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, phòng chống thiên tai và người dân khu vực bị ảnh hưởng;
e) Kế hoạch ứng phó phù hợp với từng tình huống lũ, ngập lụt ở vùng hạ du đập;
...

Theo đó, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.

Nội dung chính của phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 25 nêu trên.

Hồ chứa thủy điện

Hồ chứa thủy điện (Hình từ Internet)

Nội dung thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về nội dung thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp như sau:

Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
...
2. Nội dung thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
a) Kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt thẩm định;
b) Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng lập phương án;
c) Nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và dự thảo phương án.
...

Theo đó, nội dung thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp bao gồm kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt thẩm định; kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng lập phương án; nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và dự thảo phương án.

Trình tự thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về trình tự thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp như sau:

Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
...
3. Trình tự thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
...

Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.

Hồ chứa nước
Hồ chứa thủy điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ chứa nước được định nghĩa như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc quản lý an toàn đối với hồ chứa nước phải bảo đảm những gì? Hồ chứa nước gồm những loại nào và dung tích của mỗi loại theo quy định là bao mét khối?
Pháp luật
Đóng cửa xả đáy là sao? Lệnh đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang lúc 8h ngày 11/9/2024 thế nào?
Pháp luật
Hồ Thác Bà nằm trên sông nào? Hồ Thác Bà ở đâu? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong vùng hồ Thác Bà?
Pháp luật
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Pháp luật
Hồ chứa nước được hình thành từ đâu? Danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn, vừa, nhỏ do ai quyết định?
Pháp luật
Mực nước thủy điện Thác Bà hôm nay ngày 11 9 2024 như thế nào? Thủy điện Thác Bà mở mấy cửa xả mặt?
Pháp luật
Đập, hồ chứa nước phải được sửa chữa, nâng cấp trong trường hợp nào? Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ chứa thủy điện có cần phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo điều tiết vận hành các hồ chứa thủy điện?
Pháp luật
Đập, hồ chứa nước có chiều cao và dung tích bao nhiêu thì được xem là đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm lập quy trình vận hành hồ chứa nước để nộp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ chứa nước
9,915 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hồ chứa nước Hồ chứa thủy điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hồ chứa nước Xem toàn bộ văn bản về Hồ chứa thủy điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào