Nội dung phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp gồm những gì?
- Nội dung phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp gồm những gì?
- Cục Bồi thường nhà nước có trách nhiệm gì trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường?
- Thanh tra Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước?
Nội dung phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp gồm những gì?
Căn cứ Điều 13 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định về nội dung phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước như sau:
Nội dung phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước gồm các nội dung sau:
1. Hướng dẫn nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước; giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước.
3. Thanh tra công tác bồi thường nhà nước.
4. Hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
5. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước.
6. Xử lý, cung cấp thông tin về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật.
7. Thống kê, báo cáo công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp.
Như vậy, theo quy định thì việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp gồm các nội dung sau:
(1) Hướng dẫn nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước; giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(2) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước.
(3) Thanh tra công tác bồi thường nhà nước.
(4) Hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
(5) Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước.
(6) Xử lý, cung cấp thông tin về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật.
(7) Thống kê, báo cáo công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp.
Nội dung phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cục Bồi thường nhà nước có trách nhiệm gì trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường?
Căn cứ Điều 15 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định về trách nhiệm của Cục Bồi thường nhà nước như sau:
Trách nhiệm của Cục Bồi thường nhà nước
1. Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ phụ trách công tác bồi thường nhà nước, chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2, 4, 7 Điều 13 Quy chế này.
2. Phối hợp với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quy định tại các khoản 3, 5, 6 Điều 13 Quy chế này.
Như vậy, trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường thì Cục Bồi thường nhà nước có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp phụ trách công tác bồi thường nhà nước, chủ trì thực hiện các nhiệm vụ sau đâu:
- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước; giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước.
- Hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
- Thống kê, báo cáo công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp.
(2) Phối hợp với các đơn vị thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thanh tra công tác bồi thường nhà nước.
- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước.
- Xử lý, cung cấp thông tin về công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước?
Căn cứ Điều 16 Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-BTP năm 2023 quy định về trách nhiệm của Thanh tra Bộ như sau:
Trách nhiệm của Thanh tra Bộ
1. Thực hiện thanh tra công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố cáo.
3. Phối hợp với Cục Bồi thường nhà nước trong thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều này.
Như vậy, trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước thì Thanh tra Bộ Tư pháp có các trách nhiệm sau đây:
(1) Thực hiện thanh tra công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(2) Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố cáo.
(3) Phối hợp với Cục Bồi thường nhà nước trong thực hiện các nhiệm vụ trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?