Nội dung kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý bao gồm những gì? Kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý có phải thi vấn đáp không?
- Danh sách thí sinh tham gia kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý sẽ được đăng tải tại đâu?
- Nội dung kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý bao gồm những gì?
- Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý gồm có bao nhiêu người?
- Trợ giúp viên pháp lý sẽ được hưởng những chế độ, chính sách như thế nào?
Danh sách thí sinh tham gia kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý sẽ được đăng tải tại đâu?
Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về việc tổ chức kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Tổ chức kiểm tra
1. Khi có nhu cầu kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp văn bản đề nghị kèm theo danh sách và hồ sơ người có đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.
2. Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý không quá 02 lần trong một năm. Kế hoạch kiểm tra, danh sách người đủ điều kiện tham dự, thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra cụ thể được thông báo chậm nhất 01 tháng trước ngày tổ chức kiểm tra và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Như vậy, theo quy định nêu trên, danh sách thí sinh đủ điều kiện tham gia kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý bao gồm những gì?
Theo Điều 29 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về nguyên tắc, nội dung và hình thức kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Nguyên tắc, nội dung và hình thức kiểm tra
1. Việc kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý phải nghiêm túc, công khai, công bằng, khách quan, trung thực và tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, trợ giúp pháp lý; kỹ năng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
3. Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.
a) Kiểm tra viết: Kiểm tra kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, trợ giúp pháp lý; kỹ năng tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật. Thời gian kiểm tra viết là 180 phút.
b) Kiểm tra thực hành: Thí sinh chuẩn bị phương án giải quyết 01 vụ việc tham gia tố tụng và gửi về Hội đồng kiểm tra chậm nhất 10 ngày trước ngày kiểm tra. Tại buổi kiểm tra thực hành, thí sinh trình bày phương án đã được chuẩn bị và trả lời các câu hỏi do thành viên Hội đồng kiểm tra nêu ra.
Theo đó, nội dung kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Kiến thức pháp luật trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, trợ giúp pháp lý;
- Kỹ năng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
Hình thức kiểm tra sẽ bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Trong đó, đối với kiểm tra thực hành thì tại buổi kiểm tra, thí sinh phải trình bày phương án đã được chuẩn bị và trả lời các câu hỏi do thành viên Hội đồng kiểm tra nêu ra, đây cũng tương tự như với việc thi vấn đáp.
Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý gồm có bao nhiêu người?
Tại Điều 30 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:
Hội đồng kiểm tra
1. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
2. Hội đồng kiểm tra có từ 07 đến 09 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng kiểm tra là Lãnh đạo Cục Trợ giúp pháp lý; các thành viên là đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam, một số luật sư và trợ giúp viên pháp lý có uy tín.
3. Giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi viết và Ban phúc tra do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thành lập (sau đây gọi là các Ban của Hội đồng kiểm tra).
Theo đó, Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý sẽ gồm có 07 đến 09 thành viên.
Trợ giúp viên pháp lý sẽ được hưởng những chế độ, chính sách như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 144/2017/NĐ-CP, Trợ giúp viên pháp lý sẽ được hưởng những chế độ, chính sách sau đây:
Chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
2. Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).
3. Trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn sau đây:
a) Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
b) Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;
c) Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
d) Giầy da: 01 đôi/01 năm;
đ) Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;
e) Thắt lưng: 01 cái/02 năm;
g) Cà vạt: 01 cái/02 năm;
h) Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;
i) Cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;
k) Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).
Mẫu trang phục, việc quản lý, cấp phát và sử dụng trang phục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?